Câu Chuyện “Tượng Đức Mẹ Bị Vỡ”: Từ Bãi Rác Đến Cuộc Rước Kiệu Ở Chicago

Lần đầu tiên ông Matthews phát hiện ra cái mà ngày nay được biết đến với tên “tượng Đức Maria bị vỡ”  bên ngoài một bãi rác tại một cửa hàng bán hoa, phủ đầy rác và bị nứt làm đôi. Cảm thấy bối rối, ông nhặt bức tượng bê tông nặng, đưa về nhà và lau rửa sạch sẽ. Ông yêu cầu thợ đúc bức tượng liền lại, nhưng xin giữ những mảnh nứt và vết trầy xước. Ông nói với người thợ: “Bức tượng bị vỡ, giống như tôi. Tất cả chúng ta đều bị hỏng và cần sửa chữa. Nó đại diện cho sự đổ bể.”

Đọc tiếp

Tại Sao Tháng Năm Được Coi Là Tháng Đức Mẹ?

Tháng Năm được gọi là tháng Đức Bà. Tại sao vậy? Thực ra trong một năm, có tới mấy tháng dâng kính Đức Mẹ lận. Ngoài Tháng Năm (tục gọi là Tháng Hoa) và Tháng Mười (Tháng Mân Côi), tại vài nơi, người ta còn dâng Tháng Tám kính Trái Tim Mẹ, và Tháng Chín để kính Bảy Sự Đau Đớn Đức Mẹ. Tại sao Tháng Năm được coi là Tháng Đức Mẹ? Xét theo khía cạnh lịch sử phụng vụ, chúng ta phải đi từng cấp một: trước tiên là thói tục dành ra 30 ngày để kính Đức

Đọc tiếp

Ngày 07/10: Ðức Mẹ Mân Côi

Chuỗi Mân Côi là quà tặng quí báu, Thiên Chúa và Đức Mẹ trao cho chúng ta. Người ta gọi chuỗi Mân Côi là kinh nguyện của người bình dân. Thực vậy, cho tới thế kỷ XII, Hội Thánh chỉ dùng 150 Thánh Vịnh làm kinh nguyện chính thức. Tới khi thánh Birgitta được ơn Chúa soi sáng mới đặt ra chuỗi 150 Kinh Kính Mừng để thay thế cho 150 Thánh Vịnh. Các mầu nhiệm Mân Côi còn được gọi là cuốn sách Phúc Âm rút gọn của người bình dân, bởi vì sau này người ta thêm 15

Đọc tiếp

Kitô Hữu Ấn Độ Được Sức Mạnh Vượt Qua Bạo Lực Nhờ Đọc Kinh Mân Côi

Trong tháng 10, khoảng 2500 Kitô hữu ở làng Tiangia, quận Kandhamal, bang Odisha, những người đã sống sót trong sự kiện bạo lực tại đây vào năm 2008, tụ họp mỗi tối để đọc kinh Mân Côi.

Làng Tiangia thuộc giáo xứ Rakia, giáo phận Cuttack-Bhubaneswar, đông bắc Ấn độ, là một trong số những làng bị thiệt hại nặng nề nhất trong làn sóng bạo lực chống Kitô hữu ở Kandhamal hồi năm 2008. Những người sống sót cho biết chính chuỗi Mân côi đã giúp cho họ giữ vững đức tin trong cuộc bách hại.

Đọc tiếp

Đức Cha Oscar Cantú: Giáo Phận Không Giải Thích Nổi Tại Sao Tượng Đức Mẹ Tiếp Tục Chảy Nước Mắt Ở New Mexico

Ngài giải thích như sau trong một tuyên bố được công bố vào cuối tháng 8: “Giai đoạn đầu tiên của cuộc điều tra này là xác định xem hiện tượng này có thể được giải thích bằng những nguyên nhân tự nhiên hay không. Cho đến nay, chúng tôi đã không thể nào tìm ra được bất cứ nguyên nhân tự nhiên nào giải thích việc bức tượng cứ tiếp tục tiết ra một chất lỏng”.

Đọc tiếp

Ngày 12/9: Thánh Danh Đức Ma-ri-a

THÁNH DANH MARIA Thánh Danh Maria theo tiếng Do Thái trong Cựu ước là Myriam, tiếng Aram là Maryam, tiếng Hy Lạp dịch Cựu ước là Mariam, tiếng Hy Lạp dịch Tân ước là Maria, tiếng Anh là Mary, tiếng Pháp là Marie, tiếng Latinh là Maria. Trong Thánh kinh có tám người mang tên như Thánh Danh Đức Mẹ: 1. Chị ông Maisen thường gọi là Miriam (Xh 15:20-21; Ds 12:1-10); 2. Một phụ nữ con gái của Ezra (1 Sb 4:17); 3. Maria Mađalêna, người phụ nữ được trừ khỏi bảy quỉ (Lc 8:2); 4. Maria chị Lagiarô

Đọc tiếp

Ý Nghĩa Sâu Xa Của Lễ “Đức Bà Mông Triệu”

Mãi tới ngày 01/11/1950 ĐGH Pi-ô XII mới ban hành Tông hiến Thiên Chúa vô cùng vinh hiển “Munificentissimus Deus” long trọng định tín Đức Mẹ Maria linh hồn và xác lên trời là một tín điều buộc mọi người phải tin. Và cũng kể từ thời gian đó, nghe rao lịch Phụng vụ mới thấy có lễ Đức Bà Mông Triệu. Được giải thích đây là lễ “Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời” thì lại nghĩ “Mông Triệu” là lên trời. Lớn lên, được học chữ Hán, tìm hiểu thì không thấy ý nghĩa đó trong từ ngữ Hán Việt. Thắc mắc, nhưng không dám hỏi ai. Mãi tới khi đã về già, được làm quen với internet, tra cứu mới hiểu rõ nghĩa của chữ “mông triệu”.

Đọc tiếp