Bế Giảng Khóa Bồi Dưỡng Giáo Lý Viên Giáo Hạt Hòa Vang – 2023

Và hôm nay, 19g00, ngày 11/9, khóa đào tạo và bồi dưỡng Giảng viên Giáo lý của Giáo hạt Hòa Vang kết thúc bằng Thánh Lễ tạ ơn và trao chứng chỉ cho các học viên. Thánh bế giảng do cha Hạt trưởng Giacôbê Hứa Hùng Quang chủ sự cùng 5 cha đồng t

Đọc tiếp

Lời Chúa Là Nền Tảng Và Linh Hồn Của Việc Dạy Giáo Lý

Trong suốt hai mươi thế kỷ qua, Giáo hội không ngừng thay đổi cách thức dạy giáo lý để đáp ứng nhu cầu khao khát và tìm kiếm Thiên Chúa của con người trong từng thời đại. Qua đó, Giáo hội ngày càng thấy rõ hơn căn tính của việc dạy giáo lý không đơn thuần là trình bày một giáo thuyết, nhưng là thông truyền Mạc Khải của Thiên Chúa trong Đức Kitô và nâng đỡ sự đáp trả đức tin của con người.

Đọc tiếp

Ghi Chú Giáo Lý Về Các Giới Hạn Luân Lý Của Việc Thao Túng Kỹ Thuật Trên Thân Thể Con Người

kỹ thuật hiện đại không chỉ tạo ra những khả năng can thiệp hữu ích, nhưng còn tạo ra những can thiệp gây tổn hại đến sự thăng tiến thực sự của nhân vị. Cần có sự phân định luân lý thận trọng để xác định những khả năng nào nên và khả năng nào không nên được thực hiện nhằm thăng tiến thiện ích cho con người. Để thực hiện sự phân định này, cần phải thực thi các tiêu chuẩn tôn trọng trật tự tạo dựng đã được ghi khắc trong bản tính con người

Đọc tiếp

Giải Đáp Thắc Mắc Cho Người Trẻ Công Giáo – Bài 66: Ý Nghĩa Của Bí Tích Giao Hòa

Hỏi: Thưa cha, con thấy nhiều lúc xưng tội xong được vài hôm thì phạm tội lại, rồi lại tiếp tục đi xưng tội. Nhiều khi con chán nản, chẳng muốn đi xưng tội nữa. Xưng tội rồi phạm tội, vậy xưng làm gì? Và Giáo hội khuyên con cái mình như thế nào trong việc lãnh nhận Bí tích Giao hòa?

Đọc tiếp

Bộ Giáo Lý Đức Tin: Cử Hành Bí Tích Rửa Tội Với Nghi Thức Được Sửa Đổi Tùy Tiện Là Không Thành Sự

Không thành sự khi cử hành Bí tích Rửa tội với nghi thức đã được sửa đổi cách tùy tiện và những ai đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội như thế phải được lãnh nhận Bí tích lại theo các quy tắc phụng vụ do Giáo hội thiết lập.

Ngọc Yến – Vatican News

Đọc tiếp

Vấn Đề Rước Mình Máu Thánh Chúa

Đối với người Công Giáo, việc rước Mình Máu Thánh Chúa là điều hết sức quan trọng vì chúng ta tin rằng cùng với Lời Chúa, Mình Máu Thánh Chúa là của ăn nuôi dưỡng linh hồn, ban cho chúng ta sức mạnh thiêng liêng trên hành trình tiến về Thiên Quốc. Bí tích Thánh Thể cũng là bí tích cao trọng nhất, vượt trội hơn hẳn các bí tích khác vì với các bí tích khác, chúng ta chỉ nhận ơn lành của Chúa, còn với bí tích Thánh Thể, qua lời truyền phép của linh mục, bánh và rượu trở thành chính Chúa, và khi chúng ta rước lễ, chúng ta đón nhận chính Thiên Chúa vào trong lòng mình. Vì tính chất cao trọng như thế của bí tích Thánh Thể nên mỗi người phải có một sự chuẩn bị thích đáng mới có thể được lãnh nhận.

Đọc tiếp

Kiến Tạo Không Gian Thánh: Bài Học Từ Sách Giáo Lý “Phép Giảng Tám Ngày” Của Cha Đắc Lộ

Dòng Tên được biết như một hội dòng của giáo lý viên.[2] Một trong những văn kiện đầu tiên của Dòng đã ghi nhận, Dòng Tên “được thành lập trước và trên hết nhằm mục đích mưu ích cho các linh hồn trong đời sống đạo lý Kitô giáo, và cho việc truyền bá đức tin qua việc rao giảng công khai thừa tác vụ Lời Chúa, Linh Thao, và các việc bác ái, cụ thể là việc giáo dục Kitô giáo cho trẻ em và những người thất học.”[3] Trên thực tế, các tu sĩ Dòng Tên đầu tiên đã giải thích sứ mạng “giáo dục Kitô giáo cho trẻ em và những người thất học” chính là việc dạy giáo lý.[4] Vì thế, trở thành một tu sĩ Dòng Tên cũng chính là trở thành một giáo lý viên.

Đọc tiếp