Tâm Sự của một Giáo Lý Viên

Cái “nghề” này không phải chúng tôi quá rảnh không có việc mới làm, tôi cũng như bao anh chị em giảng viên giáo lý đang âm thầm phục vụ công việc gieo mầm tin yêu, chúng tôi đi vì một sứ vụ đặc biệt, một sứ vụ đặc trách mà Chúa giao ban cho mỗi người, chỉ có tiếng gọi trong sâu thẳm trong tâm hồn cùng một sự điều khiển thôi thúc mới là động lực khiến chúng tôi làm công việc này. Nhiều lúc cũng nản chí, chán chường chúng tôi quyết tâm dừng lại, không muốn tiếp tục đi hành trình này vì nó quá gian nan nhưng tiếng gọi ấy cứ vang vọng thôi thúc chúng ta đi. Ban mai mở mắt ra điều chúng tôi nghĩ đến là cơm áo gạo tiền cho mãi đến chiều tối, để đến tối chúng tôi tạm gác lại ý nghĩ đó để hướng lòng dạy học cái TỐT XẤU cho các em. Giáo dục ở nhà nước chỉ dạy cái ĐÚNG SAI, còn chúng tôi không những dạy cái ĐÚNG SAI mà còn dạy TỐT XẤU.

Đọc tiếp

Tôn trọng sự thật

Thiếu tôn trọng sự thật là nguyên nhân của biết bao đổ vỡ và xung đột. Khi không sống theo sự thật, người ta dối trá lẫn nhau. Mối tương quan gia đình, xã hội chỉ dừng lại ở những vỏ bọc bên ngoài, tuy hào nhoáng, nhưng vô nghĩa và giả tạo. Quả vậy, khi không tôn trọng sự thật, thì hậu quả sẽ là sự phản bội trong hôn nhân, lừa đảo trong thương trường, mánh mung trong tình bạn và thủ đoạn trong lối xóm. Khi người ta lấy lợi nhuận làm tiêu chí tối ưu cho cuộc đời, thì bạo lực và lừa đảo sẽ lên ngôi. Cuộc sống xung quanh chúng ta đã chứng minh điều đó.

Đọc tiếp

Trái tim nhân hiền

Giáo Hội dành tháng Sáu hằng năm để tôn vinh Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thánh Tâm là biểu tượng của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại. Thánh Gioan đã viết: “Người đã yêu thương họ (các môn đệ) đến cùng” (Ga,13,1). Ý niệm “đến cùng” này được chứng minh qua cái chết trên thập giá, cũng như qua việc trái tim của Chúa bị đâm thâu. Bởi trên thập giá, Chúa Giêsu đã trở nên người nghèo khó và đau khổ như những kẻ cùng cực nhất trên thế gian. Cũng trên thập giá, Trái tim Người đã mở ra, như một kho tàng phong phú, rộng mở để ban tặng hết những vật phẩm quý giá cho mọi người. Chính vì vậy, Giáo Hội ca tụng tình yêu của Chúa và tung hô: Ôi Trái tim nhân hiền!

Đọc tiếp

Nguyện danh Cha cả sáng

Kinh “Lạy Cha” là lời cầu nguyện duy nhất mà Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ. Lời cầu nguyện đơn sơ này đã trở nên quen thuộc đối với mọi Kitô hữu. Trong truyền thống Cựu ước, người Do Thái không bao giờ dám gọi Chúa với danh xưng “Cha”. Chính Chúa Giêsu đã cho phép chúng ta gọi Cha của Người là Cha của chúng ta.

Đọc tiếp

Phatima – suối nguồn ơn phúc

Cách nay tròn 100 năm (1917-2017), Đức Trinh nữ Maria đã hiện ra tại Phatima. Đức Mẹ hiện ra vào các ngày 13 mỗi tháng, từ tháng 5 đến tháng 10, năm 1917. Ba trẻ mục đồng được diễm phúc gặp gỡ Đức Mẹ là Luxia (1907-2005), Phanxicô (1908-1919) và Giacinta (1910-1920). Cuộc viếng thăm của Mẹ Thiên Chúa đã làm cho miền quê hẻo lánh này nổi tiếng và trở thành một linh địa. Phatima đã được cả thế giới biết đến. Tên của làng quê này cũng gắn liền với tên của Đức Trinh nữ: Đức Mẹ Phatima.

Đọc tiếp

Người tín hữu vô thần

Có những người tin Chúa mà vẫn vô thần, vì họ không gặp gỡ Chúa và tâm sự với Ngài trong lời cầu nguyện. Vì thế, trong đời sống của họ thiếu những “khoảng lặng” để suy tư về hạnh kiểm của mình. Đối với họ, Thiên Chúa chỉ giống như một khái niệm. Đức Giêsu chỉ thuần túy là một nhân vật lịch sử xa xưa và giáo huấn của Người cũng chỉ là một mẫu gương luân lý. Người tín hữu không cầu nguyện giống như xác không hơi thở.

Đọc tiếp

Xin thương xót con

Đối diện với Thượng đế cao cả và thánh thiện, con người cảm nhận được thân phận mỏng manh, tội lỗi của mình. Ý thức về thân phận nhỏ bé và bất xứng, họ thốt lên: “Xin thương xót con!”. Lời cầu nguyện ấy, vừa tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng quyền năng, vừa thú nhận thân phận tội lỗi của kiếp thụ tạo. Lời kêu van ấy cũng mang tâm tình tín thác, gửi gắm niềm hy vọng nơi Đấng có thể ban ơn che chở trong những lúc đau khổ ngặt nghèo.

Đọc tiếp