Chúa Nhật Chúa Thăng TThiên Năm B


CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH NĂM B

Chúa Thăng Thiên

Ngày 12/5/2024

CHÀU THÁNH THỂ

Giáo xứ Ngọc Quang

Gíáo họ Chiêm Sơn

GÍAO HUẤN SỐ 23

TIÊU CHUẨN LỚN

Trung tín với tôn sư (tt)

Đối với các Ki-tô hữu, điều này gắn liền với một sự rầy rà lành mạnh và thường xuyên. ngay cả cho dù việc giúp đỡ chỉ một người cũng có thể trao ý nghĩa cho tất cả nỗ lực của chúng ta, thì chừng đó vẫn không đú. Các giám mục Canada nêu rõ điểu này khi các ngài lưu ý rằng ý nghĩa của Năm Toàn Xá theo Thánh Kinh thì không đơn thuần là làm một số việc thiện. Nó còn có nghĩa là tìm cách biến đổi xã hội. Để các thế hệ tương lai cũng được giải phóng, thì rõ ràng mục đích phải là vãn hồi  các hệ thông kinh tế và xã hội công bằng,, nghĩa là không thể còn sự loại trừ nữa (Tông huấn Hãy Vui Mừng Hoan hỉ, số 99).

PHỤNG VỤ LỜI CHÚA

Cv 1,1-11; Ep 1,17-23; Mc 16,15-20

Bài Ðọc I: Cv 1, 1-11

“Trước sự chứng kiến của các ông, Người lên trời”.

Trích sách Tông đồ Công vụ.

Hỡi Thêôphilê, trong quyển thứ nhất, tôi đã tường thuật tất cả những điều Ðức Giêsu đã bắt đầu làm và giảng dạy, cho đến ngày Người lên trời, sau khi căn dặn các Tông đồ, những kẻ Người đã tuyển chọn dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần. Sau cuộc thương khó, Người đã tỏ cho các ông thấy Người vẫn sống, với nhiều bằng chứng Người đã hiện ra với các ông trong khoảng bốn mươi ngày và đàm đạo về Nước Thiên Chúa. Và trong một bữa ăn, Người đã ra lệnh cho các ông chớ rời khỏi Giêrusalem, nhưng hãy chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa. Người nói: “Như các con đã nghe chính miệng Thầy rằng: Gioan đã làm phép rửa bằng nước, phần các con, ít ngày nữa, các con sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần”.

Vậy các kẻ có mặt hỏi Người rằng: “Lạy Thầy, có phải đã đến lúc Thầy khôi phục Nước Israel chăng?” Người bảo họ rằng: “Ðâu phải việc các con hiểu biết thời gian hay kỳ hạn mà Cha đã ấn định do quyền bính Ngài. Nhưng các con sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần ngự xuống trên các con, và các con sẽ nên chứng nhân cho Thầy tại Giêrusalem, trong tất cả xứ Giuđêa và Samaria, và cho đến tận cùng trái đất”. Nói xong, Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông.

Ðang khi các ông còn ngước mắt lên trời nhìn theo Người đang xa đi, thì bỗng có hai người mặc áo trắng đứng gần các ông và nói rằng: “Hỡi người Galilê, sao các ông còn đứng nhìn lên trời? Ðức Giêsu, Ðấng vừa lìa các ông mà lên trời, sẽ đến cùng một thể thức như các ông đã thấy Người lên trời”.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 46, 2-3. 6-7. 8-9

Ðáp: Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang.

Hoặc đọc: Alleluia.

Xướng: Hết thảy chư dân, hãy vỗ tay, hãy reo mừng Thiên Chúa tiếng reo vui! Vì Chúa là Ðấng Tối cao, khả uý, Người là Ðại Ðế trên khắp trần gian.

Xướng: Thiên Chúa ngự lên giữa tiếng tưng bừng, Chúa ngự lên trong tiếng kèn vang. Hãy ca mừng, ca mừng Thiên Chúa’ hãy ca mừng, ca mừng Vua ta!

Xướng: Vì Thiên Chúa là Vua khắp cõi trần gian, hãy xướng ca vịnh mừng Người. Thiên Chúa thống trị trên các nước, Thiên Chúa ngự trên ngai thánh của Người.

Bài Ðọc II: Ep 1, 17-23

“Người đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời”.

Trích thư của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.

Anh em thân mến, xin Thiên Chúa của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha vinh hiển, ban cho anh em thần trí khôn ngoan và mạc khải, để nhận biết Người, xin cho mắt tâm hồn anh em được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi, thế nào là sự phong phú gia nghiệp vinh quang nơi các thánh, và thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta, là những kẻ tin, chiếu theo hành động của sức mạnh quyền năng Người, công việc mà Chúa đã thực hiện trong Ðức Kitô, tức là làm cho Ngài từ cõi chết sống lại, và đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời, vượt trên mọi cấp trật, các lãnh thần, quyền thần, dũng thần, và quản thần, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Ðấng chu toàn mọi sự trong mọi người.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Mt 28, 19 và 20

Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Các con hãy đi giảng dạy muôn dân: Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. – Alleluia.

Phúc Âm: Mc 16, 15-20

Ðang khi Người chúc phúc cho các ông, Người rời khỏi các ông mà lên trời”.

Bài kết Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.

Khi ấy, Chúa Giêsu hiện ra với mười một môn đệ và phán: “Các con hãy đi khắp thế gian, rao giảng Tin Mừng cho mọi tạo vật. Ai tin và chịu phép rửa, thì sẽ được cứu độ; ai không tin, sẽ bị luận phạt. Và đây là những phép lạ đi theo những người đã tin: nhân danh Thầy, họ sẽ trừ quỷ, nói các thứ tiếng mới lạ, họ đặt tay trên những người bệnh, và bệnh nhân sẽ được lành mạnh”.

Vậy sau khi nói với các môn đệ, Chúa Giêsu lên trời, và ngự bên hữu Thiên Chúa.

Phần các ông, các ông đi rao giảng khắp mọi nơi, có Chúa cùng hoạt động với các ông, và củng cố lời giảng dạy bằng những phép lạ kèm theo.

Ðó là lời Chúa.

SUY NIỆM I

Lm. Giuse Nguyễn Trung Thành

Thiên đàng

Trong tập sách “Hành trình vá Truyền giáo”, cha Đắc Lộ (Alexandre de Rhodes) kể câu chuyện “thiên đàng” sau đây: “ trong tỉnh Phú Yên có một người giáo dân rất tốt, nổi tiếng, tên là Em-ma-nu-el. Ông chăm sóc thân xác và linh hồn giáo dân cũng như lương dân và ông thường khuyên họ tin theo đạo thật. Khi tôi đến ít lâu thì ông mắc bệnh hiểm nghèo làm cho giáo dân lo lắng sợ mất một bó đuốc soi sáng cho cả giáo đoàn. Ngày đêm họ ở cạnh ông.

Một ngày kia giáo dân vây quanh giường ông, vì ông quá kiệt sức, làm cho người ta tưởng ông tắt thở. Sau mấy giờ ông hồi tỉnh và mọi người rất bỡ ngỡ khi biết qua miệng ông nói đó là một cơn ngất trí. Ông nói Chúa đã cho ông thấy thiên đàng, nơi có nhiều sự tuyệt vời ông không thể nào tả hết được, ở đó có mấy giáo dân ông quen biết khi ông còn sống đã làm gương sáng nhân đức, nhưng ông không kể tên riêng ai cả. Đây không phải là giấc mơ bởi vì đồng thời ông trỗi dậy khỏe khoắn như thể chưa bao giờ đau yếu, mặc dầu trước đây ông bị bệnh khó lòng sống nổi. Thế rồi từ đó ông chán ghét các sự trần thế này, ông không thể không nghĩ đến những vẻ đẹp ông đã thấy ở trên trời. Khi ông ở với họ hàng thân thuộc, ông không nói gì ngoài những niềm hy vọng cao cả, mắt luôn hướng lên trới và tâm hồn hình như muốn ngả về lâu đài tuyệt vời ông đã xem thấy.

Ông chẳng còn thiết ăn uống ngủ nghỉ và có chăng nữa thì chỉ bất đắc dĩ, ông nóng lòng sốt ruột trẩy về thiên quốc. Như vậy, người ông héo hon dần  và tắt thở sau mấy tháng trong một niềm hân hoan lạ lùng, đến nỗi lúc ông sắp chết, người ta thấy nơi khuôn mặt ông và toàn thân ông có những cử động và rung chuyển sung sướng chưa bao giờ thấy nơi ông. Thật ra những người biết cõi trời quí giá đến thế nào thì không còn thèm tất cả những gì là đẹp đẽ nhất ở dưới đất.

 Không phải chỉ có Emmanuel cảm thấy những lạc thú thiên đình, người ta kể gần như cùng lúc đó, một giáo dân nhiệt tâm khác, khi suy niệm về vinh quang các thánh ở trên trời thì cũng nghe thấy tiếng thánh thót Chúa mời gọi về dự tiệc lớn trên trời. Ông vui thích quá đến nỗi từ đó ông không thể dùng thịt thà gì nữa và sau đó ít lâu, ông mất trong hương vị lạc thú trên thiên đình, nơi đã có sẵn chỗ cho ông” (Hồng Nhuệ chuyển ngữ, trang 104-105).

Bài đọc 1 (Cv 1,1-11) Sách ‘Lời Chúa Cho Mọi Người’ hai anh em Bernard và Louis Hurault viết về bđ1 như sau : ‘Mỗi sách Tin Mừng theo cách riêng của mình đều kết thúc bằng lời sai đi, tung các môn đệ lên đường thi hành sứ vụ. Cũng thế, tư trang mở đầu sách Cv, Chúa Giê-su nhắc cho Hội Thánh  của Người ghi nhớ các đòi hỏi của sứ vụ : ngày nào Hội Thánh hay một cộng đoàn dân thánh ngưng trệ sứ vụ truyền giáo của mình. thì đó không còn là Hội Thánh của Chúa Giê-su nữa.

Người được cất lên ngay trước mắt các ông (c 9). Chúa Giê-su đã để lại nhiều ‘bằng chứng’. Người đã sống lại cho những người sẽ được gọi làm chứng cho sự kiện ấy (1,3),  nhưng giờ đây Người phải cho các môn đệ biết mục đích cuối cùng của sự phục sinh. Qua cảnh tượng được cất nhắc lên trời trong lần hiện ra cuối cùng này, Chúa Giê-su mặc khải cho họ thấy ý nghĩa của chính cuộc đời Người : vốn từ Chúa Cha mà đến, Người lại trở về với Chúa Cha; nhưng Người đâu trở về một mình mà dẫn theo một đám tù (Ep 4,8) đã được Người giải thoát khỏi quyền lực tối tăm để đưa vào vương quốc ánh sáng của Mgười (Cl 1,13). Người dọn chỗ cho chúng ta, để Người ở đâu chúnt cũng ở đó (Ga 14,2-3).

Hiện giờ thì các môn đệ còn ở trần gian, nơi họ phải làm chứng cho thực tại  mới của Nước Thiên Chúa mà Chúa Giê-su đã thiết lập : vương quốc này không như các vương quốc trần gian được thiết lập trên cơ sở quyền lực và tiền tài (Lc 22,25-26), nhưng là vương quốc của tình yêu, công lý và bình an. Vương quốc này không ở trên mây trên gió, nhưng đã ở giữa chúng ta (Lc 17,20-21) và lớn rộng mỗi khi chúng ta để cho Thần Khí Thiên Chúa hướng dẫn đời mình.

Bài Tin Mừng (Mc 16,15-20) : Đây là suy niệm của Đức giáo hoàng Phanxicô tại Quảng trường thánh Phê-rô ngày 13-5-2018 : ‘Ngày hôm nay tại Ý cũng nhu trong nhiểu quốc gia khác, người ta long trọng cử hành Lễ Chúa Lên Trời. Ngày lễ này chứa đựng 2 yếu tố : một mặt ngày lễ này hướng cái nhìn của chúng ta về trời cao, nơi Đức Giê-su được tôn vinh đang ngự bên hữu Thiên Chúa (Mc 16,19).. Mặt khác ngày lễ này nhắc cho chúng ta nhớ lại khởi đầu sứ mênh của Giáo hội : Tại sao thế ? Bởi vì Đức Giê-su Phục sinh  và lên trời sai các môn đệ của Người ra đi truyền bá Phúc Âm trên toàn thế giới. Do đó lễ Chúa Lên trời  khuyên khích chúng ta đưa mắt nhìn trời cao, để rồi sau đó, lại đứa mắt nhìn xuống đất thấp, để chu toàn những trách vụ mà Chúa Phục sinh giao phó cho chúung ta  (Tin Mừng Chúa Nhật năm B, GB Lưu Văn Lộc chuyễn ngữ, trang 180).

Bài đọc 2 (Ep 1,17-23): Thánh Phao-lô cầu nguyện xin Thiên Chúa cho những người Ê-phê-sô, Người viết : ‘Tôi là Phao-lô, người đang bị tù vì Chúa, tôi khuyên nhủ anh em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh em. Anh em hãy ăn ở khiếm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí mang lại, bằng cách ăn ở thuận hòa gắn bógg với nhau. Chỉ có một thân thể, một Thần Khí, cũng như anh em đã được kêu gọi  để chia sẻ cùng một hy vọng, chỉ có một Chúa, một niềm tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người’ (Ep 4,1-6).

Cầu nguyện

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu,

xin cho cộng đoàn chúng con

biết hoan hỉ vui mừng mà dâng lời cảm tạ,

vì hôm nay, Con Một Chúa đã lên trời vinh hiển;

là thủ lãnh, Người đã đi trước mở đường

dẫn chúng con vào Nước Chúa,

khiến chúng con là những chi thể của Người

nắm chắc phần hy vọng

sẽ cùng Người hưởng phúc vinh quang.

Người là Thiên Chúa hằng sống và hiển trị cùng Chúa

hiệp nhất với Chúa Thánh Thần

đến muôn thuở muôn đời.

SUY NIỆM II

Lm. Giuse Cao Văn Luật, O.P.

KHỞI ĐẦU HAY KẾT THÚC

 Thăng Thiên không phải là một biến cố như những biến cố khác trong cuộc đời Đức Giêsu. Người ta không thể so sánh biến cố này với việc giáng sinh, với các phép lạ hay cơn hấp hối của Người. Biến cố này không chỉ biểu lộ Đức Giêsu con người Nadaret, nhưng là của Đấng Phục Sinh. Giống như Phục Sinh và thiên đàng, biến cố Thăng Thiên vượt trên lịch sử. Các chứng nhân ở trong lịch sử, trong thời gian, nhưng các vị là chứng nhân cho điều gì đó hoàn toàn vượt thời gian và lịch sử, biến cố diễn tả mầu nhiệm của Thiên Chúa. Hiển linh và mặc khải Cần ghi nhớ rằng Thăng Thiên không phải là một biến cố lịch sử, con người, mang tính trần thế và vật lý trong cuộc đời của Đức Giêsu Nadarét.

Tóm lại, đây là một cuộc “hiển linh” một sự bày tỏ siêu lịch sử của Đấng Mêsia thần linh, thuộc về thiên giới và linh thiêng. Không nên quá nhấn mạnh tới bối cảnh đầy ấn tượng của cuộc “ra đi”, điều này đi đến ngõ cụt và nghịch lại sự hiện diện của một Đức Kitô giữa chúng ta. Ngược lại, cần phải hiểu về mặc khải mà mầu nhiệm này diễn tả. Mặc khải này được Đức Giêsu loan báo và giải thích trong hai câu: “Thầy ra đi thì có lợi cho anh em… nếu Thầy đi, Thầy Mùa Phục sinh 143 sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (Ga 16,7) và “Con người cũng sẽ được giương cao… để ai tin vào Người thì được sống muôn đời”. (Ga 3,14,15) Như thế, Thăng Thiên không phải là một cuộc ra đi tạo nên một sự vắng mặt, một khoảng trống mà là một tình trạng mới. Người ta không còn nhìn thấy Đức Giêsu, chẳng ai có thể đụng chạm Người. Người vượt trên tất cả, tựa như ánh sáng soi chiếu nhưng mắt loài người không thể thấy.

Dẫu vậy, Người vẫn hiện diện và nhìn thấy Người là một ân huệ đặc biệt. Người vẫn hiện diện khi hai hay ba người tụ họp nhân danh Người, Người hiện diện trong hình bánh, rượu; Người hiện diện mà người ta không biết nơi kẻ đói, kẻ bị tù đày…. mắt chúng ta không thể nhìn thấy Người, tay chúng ta không thể đụng chạm Người. “Phúc thay những người không thấy mà tin.” (Ga 20,29)

Khởi đầu của thời mới Thăng Thiên không phải là một cuộc ra đi, nhưng là một khởi đầu. Cả hai biến cố Phục Sinh – Thăng Thiên – Hiện xuống phải được chiêm ngắm như một mầu nhiệm duy nhất và được hiểu theo nhiều khía cạnh. Nhờ đó, chúng ta được sống trong thời mới, không phải thời gian thông thường như lịch phụng vụ cử hành, nhưng là thời gian không tên gọi, quãng thời gian khởi đi từ nơi Thiên Chúa đi vào trong lịch sử cho đến khi kết thúc, khi Con Người lại tỏ mình ra cách hữu hình, khi Người “ngự giá mây trời mà đến”. (Mt 26,54; Kh 1,7)

Tất cả thời gian này là của chúng ta và là thời gian của đức tin, đức mến và cậy trông. Đó là những ơn Thiên Chúa ban để con người sống hiệp thông với Đấng Phục Sinh dù không thấy Người. Thăng Thiên không phải là ra đi, nhưng là sự hoàn thành. Đức Giêsu là Đầu, Người sẽ kéo theo tất cả những ai đã “giặt áo trong máu Con Chiên”, nghĩa là tất cả những ai đã theo Người trong việc giương lên (x. Ga 12,26) tức là thập giá, Phục sinh và tôn vinh. Một khi được đưa lên, Người sẽ nâng tất cả loài người lên, khởi đầu từ Ađam cho đến tất cả những Người công chính, cách này cách khác, mong chờ Người xuất hiện. Được lôi kéo đến cùng Chúa Cha Thăng Thiên không phải là ra đi mà là khởi đầu cho cuộc ra đi. Ta có thể đọc lại lời của thánh Phaolô để hiểu rõ điều này: “Người đã lên nghĩa là gì, nếu không phải là Người đã xuống tận các vùng sâu thẳm dưới mặt đất? Đấng đã xuống cũng chính là Đấng đã lên cao hơn mọi tầng trời để làm cho vũ trụ được viên mãn. Và chính Người đã ban ơn cho kẻ này làm Tông đồ, người nọ làm ngôn sứ, kẻ khác làm người loan báo Tin Mừng, kẻ khác nữa làm người coi sóc và dạy dỗ. Nhờ đó, dân thánh được chuẩn bị để làm công việc phục vụ, là xây dựng thân thể Đức Kitô, cho đến khi tất cả chúng ta đạt tới sự hiệp nhất trong đức tin và trong sự nhận biết Con Thiên Chúa, tới tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô”. (Ep 4,9-13) Tất cả chúng ta đều được lôi kéo vào tiến trình đi lên này, tiến trình này hướng về Chúa Cha. Đức Giêsu Phục Sinh đã nói với bà Maria Macđala: “Thầy lên cùng Cha của Thầy, cũng là Cha của anh em” (Ga 20,17). Chúng ta được lôi kéo đến cùng Chúa Cha bất kể sức nặng của tội lỗi, bất kể sự kém lòng tin của chúng ta. Mùa Phục sinh 145 Quả thật, không có tin nào mới mẻ hơn Đức Giêsu đã đi, Người ở bên chúng ta, Người cũng ở với chúng ta, và chúng ta cũng được ở với Người. Người cho chúng ta thời gian để loan báo về Người, ngõ hầu niềm vui của chúng ta được nên trọn. Hãy đi loan báo Tin Mừng cho muôn dân Đó là lệnh truyền cuối cùng của Đức Kitô Người không còn hiện diện bằng thân xác, đôi tay, cặp mắt, đôi chân trên trần gian. Chỉ có chúng ta tiếp tục công việc của Người. Lạy Chúa, xin thương xót chúng con, những môn đệ đầy nhát sợ và hèn kém của Chúa, xin ban cho chúng con lòng can đảm làm chứng cho Chúa trên trần gian, để Tin Mừng được loan báo và muôn dân biết đường tìm về Vương quốc

SUY NIỆM III

Chúa về trời, con vào đời

Lm. Giuse Nguyễn Quốc Quang

Bài đọc 1: Sách Công vụ tông đồ kể Chúa Giêsu dạy bảo các Tông đồ xong, Người được cất lên trời ngay trước mắt các ông, và có đám mây quyện lấy Người, khiến các ông không còn thấy Người nữa. Rồi trong Tin Mừng chúng ta thấy Thánh Máccô thuật lại rằng Chúa Giêsu được đưa lên trời và ngự bên hữu Thiên Chúa. Là con người sống trong không gian và thời gian, nên chúng ta thường suy nghĩ và tưởng tượng theo chiều kích của không gian và thời gian. Như vậy, khi Thánh Kinh nói “Chúa Giêsu lên trời”, chúng ta cũng dễ hình dung Chúa Giêsu như một “phi hành gia” hoặc như “người bay” tự động cất bổng mình lên trời, để rồi không biết dừng lại ở hành tinh nào khi ra ngoài quỹ đạo của trái đất? Như vậy, thử hỏi sau khi sống lại 40 ngày, Chúa Giêsu đi về phương trời nào? Các phi hành gia đầu tiên vào vũ trụ cho biết họ chẳng thấy trời, cũng chẳng thấy Thiên Chúa!

Chúa Giêsu “được rước lên trời”: đó là một lối nói của Thánh Kinh nhằm diễn tả việc Chúa Phục Sinh từ giã trần gian để về cùng Chúa Cha. Ngài từ Cha mà đến và nay trở về với Cha. “Không ai đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng đã-từ-trời xuống (Ga 3,13). Câu chuyện Chúa lên trời được sách Công vụ Tông đồ kể lại ở bài đọc 1 hôm nay là một kiểu nói bình dân để diễn tả một mầu nhiệm của Chúa Kitô Phục Sinh: ngay sau khi được Phục Sinh, nhân tính của Chúa Giêsu đã được tôn vinh rồi, hay nói cách khác, đã được vào trong vinh quang. Tuy vậy vinh quang này vẫn còn bị che khuất. Chúa Phục Sinh hiện ra cho các môn đệ dưới dáng dấp của một người bình thường, ăn uống như bao người thường. Lần hiện ra cuối cùng này của Chúa Giêsu đánh dấu một bước chuyển mới. Từ này nhân tính của Ngài được đưa vào trong vinh quang Chúa Cha, được đặt ngồi bên hữu Chúa Cha.

Sách giáo lý Hội Thánh Công giáo dạy từ sau cuộc thăng thiên của Chúa Giêsu Kitô, linh hồn tất cả các Thánh và mọi người tín hữu nếu họ không phải thanh luyện (không xuống luyện ngục) hoặc đã thanh luyện xong, thì các Thánh và các linh hồn này đã, đang và sẽ ở trên trời, trên Nước Trời, và trên thiên đàng cùng với Đức Kitô (Số 1023). Và Sách giáo lý dạy tiếp: “sống trên thiên đàng là ở với Chúa Kitô. Những người được tuyển chọn sống trong Người, nhưng ở đó họ vẫn giữ, thậm chí họ còn tìm được căn tính riêng của mình, danh xưng riêng của mình. Thiên đàng là một tình trạng vinh phúc tuyệt hảo và vĩnh viễn” (số 1025). Như vậy, Lễ Chúa Thăng Thiên không phải là một cuộc chia ly, tiễn đưa Chúa Giêsu vào một phương trời xa lạ và cắt đứt tương quan với Ngài. Chúa về trời là để có thể ở lại với con người mọi thời, mọi nơi. Điều duy nhất mất đi là chúng ta không còn có thể thấy, đụng chạm, nghe Ngài bằng giác quan tự nhiên. Nhưng chúng ta vẫn có thể gặp gỡ Ngài bằng giác quan siêu nhiên của lòng tin. Cho nên, trong khi chầu Thánh Thể, chúng ta hay hát: “1. Con muốn chúc mừng mầu nhiệm: Máu Thịt Con Chúa hiển vinh. Giá chuộc muôn dân trần thế, sinh bởi lòng Đức Nữ Trinh. ĐK. Ôi bí tích, thật uy linh, chúng con thành kính sấp mình. Nghi lễ cũ nhường cho nghi lễ mới. Mắt không thể thấy nhưng lòng vững tin”. Vâng, Chúa Giêsu khẳng định: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế” (Mt 28,20). Rõ ràng, trang Tin Mừng hôm nay cho thấy các tông đồ có cảm nghiệm rằng “Chúa đang làm việc với họ và xác nhận lời họ rao giảng bằng những dấu lạ kèm theo” (Mc 16,20). Như thế sự vắng mặt hữu hình của Chúa Giêsu không cản trở việc Ngài tiếp tục hiện diện và hoạt động bên họ trong thiên tính của Ngài. Kitô giáo chúng ta hôm nay sống còn chính là nhờ Chúa Giêsu đang sống và hoạt động nhờ Thánh Thần của Ngài. Được tôn vinh trên trời không chỉ là để làm sứ vụ giữa lòng thế giới mà Ngài là Thượng Tế cầu bầu cho chúng ta trên trời (Dt 7,25) và không ngừng thu hút, nâng dậy cả nhân loại (Ga 12, 32).

Sứ thần của Chúa hôm nay đã quở trách các môn đệ: “Hỡi người Galilê! Sao cứ đứng đó mà nhìn lên trời?”. Các môn đệ đã hiểu ý. Các ông đã trở về với nhiệm vụ của mình, hoàn thành công việc dang dở của Chúa ở trần gian, làm chứng về tất cả những gì các ông đã được nghe, được thấy. “Các ông đã ra đi khắp nơi, rao giảng Tin Mừng cho mọi người; có Chúa cùng hoạt động với các ông, củng cố lời rao giảng bằng các phép lạ kèm theo” (Mc 16,20). Rõ ràng, Chúa lên trời không làm cho các môn đệ lên trời, không làm cho các môn đệ tê liệt, không giải nghệ các ông, mà còn thúc giục các ông lập tức bắt tay vào việc xây dựng Nước Trời ngay ở trần gian này và bảo đảm cho các ông thành công. Cũng vậy, đối với chúng ta ngày nay, Chúa lên trời nhắc chúng ta nhớ rằng: “Quê hương chúng ta ở trên trời… Anh em hãy tìm kiếm những sự trên trời” (Pl 3,20; Cl 3,1). Nói thế không có nghĩa là chúng ta phải “xuất thế”, phải xa lánh trần gian. Trái lại, cần phải nổ lực dấn thân “vào đời”, “nhập thế, vào cuộc”. Có Chúa cùng hoạt động với chúng ta để “mở một tuyến đường lên trời từ mặt đất này” bằng những công việc xây dựng Nước Trời ngày này qua ngày khác như lời Thánh Phaolô dạy: “Tôi khuyên nhủ anh chị em hãy sống cho xứng với ơn kêu gọi mà Thiên Chúa đã ban cho anh chị em. Anh chị em hãy ăn ở thật khiêm tốn, hiền từ và nhẫn nại; hãy lấy tình bác ái mà chịu đựng lẫn nhau. Anh chị em hãy thiết tha duy trì sự hiệp nhất mà Thần Khí đem lại, bằng cách ăn ở thuận hoà gắn bó với nhau” (Ep 4,1b-3).

Thật vui sướng biết bao: “Chúa vẫn ở với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế”. Ngài không bao giời rời bỏ chúng ta. Thật là ích lợi cho chúng ta khi Ngài khuất mắt chúng ta về phương diện thể lý để chúng ta khi gặp Ngài hiện diện ở khắp mọi nơi mọi lúc: trong kinh nguyện và hoạt động tông đồ, trong bí tích và trong việc giúp đỡ anh chị em. Đặc biệt trong bí tích Thánh Thể, Chúa đến ở trong chúng ta, ban nguồn sinh lực giúp chúng ta hoàn thành nhiệm vụ vào đời xây dựng Nước Trời, thiên đàng và hăng hái ra đi rao giảng Tin Mừng cứu độ của Chúa ngay ở trần gian này từ gia đình, cộng đoàn, giáo phận, giáo hội và xã hội mình đang sống, để một khi Nước Trời được hoàn thành Ngài sẽ trở lại trong vinh quang đón chúng ta lên trời về với Chúa Cha. Amen.