Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi Năm A


CN 9 TN A

CHÚA BA NGÔI

04/6/2023

 

CHẦU THÁNH THỂ

Giáo xứ Hà Lam

 

GIÁO HUẤN SỒ 28

HAI KẺ THÙ CHÍNH CỦA SỰ THÁNH THIỆN

Ngộ đạo thuyết hiện đại  (tt)

Ở đây chúng ta phải cẩn thận. Tôi không đang nói đến một chủ nghĩa duy lý vốn đối nghịch với đức tin Kitô giáo. Nó có thể có mặt trong Giáo hội, vả nơi giáo dân ở các giáo xứ lẫn nơi thầy dạy triến học hay thần học tại các trung tâm đào tạo. Những người theo ngộ đạo thuyết nghĩ rằngnhững giải thích của họ có thể làm cho đức tin và Tin Mừng có thể được nhận hiểu hoàn toàn. Họ khư khư bám chặt vào các lý thuyết của họ và ép người khác phải chấp nhận cách nghĩ củ họ. Việc xử dụng lý trí cách khiêm tốn va lành mạnh để suy tư về giáo huấn thần học và luân lý của Tin Mừng, đó là một chuyện. Nhưng sẽ là một chuyện khác, nếu giảm trừ giáo huấn của Chúa Giêsu đến chỉ còn là một luân lý khắc nghiệt và lạnh lùng nhằm tìm cách thống trị mọi sự (Tôn huấn Vui Mừng Hoan Hỉ, số 39).

 

LỜI CHÚA

Xh 34,4b-6.8-9; 2Cr 13,11-13; Ga 3,16-18

Bài Ðọc I: Is 49, 14-15

“Ta sẽ không quên ngươi đâu”.

Trích sách Tiên tri Isaia.

Sion nói: “Chúa bỏ rơi tôi, Chúa đã quên tôi rồi”. Nào người mẹ có thể quên con mình mà không thương xót chính đứa con mình đã cưu mang ư? Cho dù người mẹ đó có quên, nhưng Ta sẽ không quên ngươi đâu.

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 61, 2-3. 6-7. 8-9ab.

Ðáp: Duy nơi Thiên Chúa, linh hồn tôi được an vui (c. 2a).

Xướng: Duy nơi Thiên Chúa, linh hồn tôi được an vui; do chính mình Người, tôi được ơn cứu độ. Phải, chính Chúa là Ðá Tảng, là ơn cứu độ của tôi, Người là chiến lũy của tôi, tôi sẽ không hề nao núng.

Xướng: Duy nơi Thiên Chúa linh hồn tôi hãy nghỉ an, vì do chính mình Người, tôi được ơn cứu độ. Phải, chính Chúa là Ðá Tảng, là ơn cứu độ của tôi, Người là chiến lũy của tôi, tôi sẽ không hề nao núng.

Xướng: Vinh dự và an toàn của tôi ở nơi Thiên Chúa, nơi Thiên Chúa, tôi có Ðá Tảng kiên cố và chỗ dung thân. Hỡi dân tộc, hãy trông cậy Người luôn mọi lúc, hãy đổ dốc niềm tâm sự trước nhan Người.

 

Bài Ðọc II: 1 Cr 4, 1-5

“Chúa sẽ phơi bày những ý định của tâm hồn”.

Trích thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Côrintô.

Anh em thân mến, như vậy người ta coi chúng tôi như những thừa tác viên của Ðức Kitô, và những người phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa. Do đó, người ta đòi hỏi nơi những người phân phát các mầu nhiệm là mỗi người phải trung tín. Phần tôi, tôi không lấy làm quan trọng khi bị anh em hay toà án nhân loại đoán xét; nhưng tôi cũng không đoán xét chính mình tôi. Vì chưng, mặc dầu lương tâm không trách cứ tôi điều gì, nhưng không phải vì thế mà tôi đã được công chính hoá. Ðấng đoán xét tôi chính là Chúa. Vì thế, anh em đừng đoán xét trước thời gian cho đến khi Chúa đến, Người sẽ đưa ra ánh sáng những điều giấu kín trong bóng tối và phơi bày những ý định của tâm hồn; và bấy giờ Thiên Chúa sẽ ban khen tương xứng cho mỗi người.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia

Alleluia, alleluia! – Chúa phán: “Nếu ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy, và Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy, và Chúng Ta sẽ đến và ở trong người ấy”. – Alleluia.

PHÚC ÂM: Mt 6, 24-34

“Các con chớ áy náy về ngày mai”.

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Mátthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: “Không ai có thể làm tôi hai chủ: vì hoặc nó sẽ ghét người này, và yêu mến người kia, hoặc nó chuộng chủ này, và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa và tiền của được. Vì thế Thầy bảo các con: Chớ áy náy lo lắng cho mạng sống mình: lấy gì mà ăn; hay cho thân xác các con: lấy gì mà mặc. Nào mạng sống không hơn của ăn, và thân xác không hơn áo mặc sao?

Hãy nhìn xem chim trời, chúng không gieo, không gặt, không thu vào lẫm, thế mà Cha các con trên trời vẫn nuôi chúng. Nào các con không hơn chúng sao? Nào có ai trong các con lo lắng áy náy mà có thể làm cho mình cao thêm một gang được ư? Còn về áo mặc, các con lo lắng làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng, coi chúng mọc lên thế nào? Chúng không làm lụng, không canh cửi. Nhưng Thầy nói với các con rằng: Ngay cả Salomon trong tất cả vinh quang của ông, cũng không phục sức được bằng một trong những đoá hoa đó. Vậy nếu hoa cỏ đồng nội, nay còn, mai bị ném vào lò lửa, mà còn được Thiên Chúa mặc cho như thế, huống chi là các con, hỡi những kẻ kém lòng tin.

Vậy các con chớ áy náy lo lắng mà nói rằng: Chúng ta sẽ ăn gì, uống gì, hoặc sẽ lấy gì mà mặc? Vì chưng, dân ngoại tìm kiếm những điều đó. Nhưng Cha các con biết rõ các con cần đến những điều đó. Tiên vàn các con hãy tìm kiếm nước Thiên Chúa và sự công chính của Người, còn các điều đó, Người sẽ ban thêm cho các con. Vậy các con chớ áy náy lo lắng về ngày mai. Vì ngày mai sẽ lo cho ngày mai. Ngày nào có sự khốn khổ của ngày ấy”.

Ðó là lời Chúa.

 

SUY NIỆM I

Lm. Giuse Nguyễn Trung Thành

Ông Raphael Rhodes

(Để nhớ 60 năm thành lập GP.Đà Nẵng, chúng ta ghi lại một số nhân vật  đầu tiên ‘nhiệt tâm lo việc nhà Chúa’).

“Không biết qua lời giới thiệu của ai và vào lúc nào, nhưng cha Deydier biết ông Raphael Rhodes (1610-1687). Chúng ta cũng đã biết ông Rhodes này . Đó là chú bé đã dạy cha Đắc Lộ học tiếng Việt. Cha đã rửa tội cho em. Và để tỏ tình yêu mến cha, em đã lấy tên cha đặt tên cho mình. Chuyện xảy ra ở Thanh Chiêm lúc cha Đắc Lộ mới đến Đàng Trong (1624-1626). Trước khi rời Đàng Trong về Macao, cha Đắc Lộ giao chú bé cho một người Bồ chăm sóc. Ngày 31-7-1643 anh Rhodes xin vào hội Thầy Giảng, sau đó đi hoạt động truyền giáo ở Xiêm và Lào. Khi trở về ông lập gia  đình với bà góa Pia, làm thông dịch viên cho người Hà Lan, Bồ với chính quyền Đàng Ngoài. Ông rất sốt sắng với việc đạo, giúp các cha thừa sai Pháp. Nhà ông trở thành nhà thờ, nơi đọc kinh, họp, gọi là nhà thờ Giuse. Trong việc buôn bán, ông rất được lòng chúa Trịnh. Sau cha Deydier, có cha Bourges cũng đến trọ nhà ông.

Ông có soạn 2 tập thơ về thánh Giuse và ông Tôbia. Ông rất quí các linh mục. Năm 1668 ông tặng cho hai cha mới cha Hiền và cha Huệ , mỗi người một bộ áo lễ đủ loại.

Khi các cha và tín hữu có gì lấn cấn với chính quyền, bị chính quyền bắt tội vì theo đạo, ông thường bỏ tiền ra chuộc. Ông cũng cho các tín hữu nghèo vay mượn tiền để làm ăn sinh sống.

Năm 1676 ông bị tù 1 tháng vì đạo, trong tù ông vui vẻ, ca hát, cầu nguyện làm sáng danh Chúa, nên có nhiều người trở lại đạo. Quan Phủ doãn Thăng Long cũng có ý định này.

Ông bị liệt giường 7 năm trước khi chết. Vào năm cuối đời, thân mình ông run lấy bấy chỉ còn cử động được hai tay, miệng nói được vài tiếng. Ông qua đời ngày 29-6-1687.

Cha Deydier nhờ anh Giuse, người mà cha rửa tội trên tthuyền khi đi Đàng Ngoài, dem thơ đến cho ông Raphael báo tin cha đã đến. Vừa nhận được tin, ông vội đi thuyền nhỏ đến gặp cha Deydier ngày 15-8. Hai người thật mừng rỡ. Ngày 18-8 thuyền buôn đến đậu Phố Hiến, gần Thăng Long. Ngày 20-8 sau khi xem xét tình hình không lấy gì làm khó khăn mấy, cha Deydier trốn lên bờ, đến nhà ông Raphael, tối về thuyền trở lại. Sau đó, thấy tình hình không căng thẳng mấy, cha ở luôn nhà ông Raphael

Trước tiên cha Deydier nhờ ông Raphael viết một lá thư bằng tiếng địa phương gửi các giáo hữu Đàng Ngoài. Nội dung gồm 2 vấn đề chính :

  • Cha Deydier tự giới thiệu mình đến đây đại diện cho Đức cha Lambert và Pallu, làm cha chính điều khiển Giáo hội Đàng Ngoài.
  • Mời một số tín hữu đến họp trong nhà ông Raphael.

Cha nhờ một thầy giảng và một người Hoa được rửa tội ở Macao, giúp cha dịch thư của hai Đức cha Lambert và Pallu ra tiếng Đàng Ngoài.

Sau buổi họp, cha nắm được tình hình Giao hội Đàng Ngoài ở Thăng Long có khoảng 400 tín hữu và cả Đàng Ngoài chỉ còn 15/50 thầy giảng.

Cha cũng nhờ ông Raphael viết thư mời các thầy giảng về gặp cha. Khi các cha dòng Tên bị trục xuất, có tất cả 10 thầy, nay chết mất 2, chỉ còn 8. Các thầy giảng phải chăm sóc giáo dân cả một vùng rộng lớn, có sự cộng tác của các chú.  Các thầy sống rất chật vật vì chẳng có qui chế tài trợ. Ông Raphael tốt bụng cho các thầy vay 200 quan tiền, mua thuyền để các thầy chuyên chở sinh nhai, đồng thời có dịp gặp nhau.

Ngày 3-9 chính quyền Đàng Ngoài cho những người trên tầu được lên bờ tự do đi lại. Cha Deydier công khai gặp các tín hữu, mặc dù vẫn còn dưới lớp thương gia.

(Nguyễn Văn Trinh, Lich Sử Giáo Hội Việt Nam, tập 3, trang 162-164).

Cha Đắc Lộ viết về ông như sau : ‘Người giúp tôi đắc lực là cậu bé, người xứ này. Trong 3 tuần lễ đã dạy tôi các dấu khác nhau và cách đọc biết các tiếng. Cậu không hiểu tiếng tôi mà tôi thì chưa biết tiếng cậu. Thế nhưng, cậu có trí thông minh, biết những điều mà tôi muốn nói. Và thực tế, cũng trong 3 tuần lễ, cậu học các chữ của chúng ta, học viết và học giúp lễ nữa. Tôi sửng sốt thấy trí thông minh của cậu bé và trí nhớ chắc chắn của cậu. Từ đó cậu đã làm thầy giảng giúp các cha. Cậu đã là dụng cụ rất tốt để tôn thờ Chúa trong giáo đoàn và cả ở nước Lào, nơi cậu hoạt đông trong nhiều năm với thành quả mỹ mãn, cậu đã rất mến thương tôi nên đã muốn lấy tên tôi (Hồng Nhuệ dịch, Hành Trình và Truyền Giáo, trang 56)

xxx

Qua cậu chuyện ông Raphael Rhodes, chúng ta hiểu phần nào mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, mầu nhiệm tình yêu và hiệp nhất.

Đức giáo hoàng Bênêđictô 16 suy niệm Lời Chúa : “Ngày hôm nay chúng ta cử hành lễ Chúa Ba Ngôi cực thánh : Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là ngày lễ của Thiên Chúa, của trọng tâm đức tin chúng ta. Khi suy nghĩ về Chúa Ba Ngôi, điều xuất hiện đầu tiên trong tâm trí chúng ta là chiều kích của mầu nhiệm: Thiên Chúa là ba và Thiên Chúa là một, một Thiên Chúa duy nhất trong ba Ngôi vị. Trong thực tế, Thiên Chúa, trong sự cao cả của Ngài, không thể là điều gì khác ngoài một mầu nhiệm đối với chúng ta, thế nhưng Ngài lại mặc khải cho chúng ta: Chúng ta có thể biết Thiên Chúa trong Con của Ngài, và như thế cũng biết được Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Nhưng phụng vụ hôm nay không làm cho chúng ta chú ý đến mầu nhiệm cho bằng thục tại của tình yêu được chứa đựng trong mầu nhiệm đầu tiên và cao cả nhất trong đức tin của chúng ta. Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần là một, bởi vì các ngài là tình yêu và tình yêu là sức mạnh tuyệt đối phát sinh sự sống, sự hợp nhất do tình yêu tạo nên thì cao cả hơn sự hiệp nhất thuần túy tự nhiên. Chúa Cha ban tất cả cho Chúa Con. Chúa Con nhận lãnh tất cả từ Chúa Cha với lòng tri ân; và Chúa Thánh Thần như hoa quả tình yêu hỗ tương giữa Chúa Cha và Chúa Con. Các bản văn trong thánh lễ hôm nay  đều nói về Thiên Chúa, và như thế nói về tình yêu là bản tính của Thiên Chúa và đồng thời là duy nhất tính và tam vị.

Bài đọc 1 (Xh 34,4b-6.8-9) : Tôi dừng lại suy nghĩ về bản văn Xuất Hành này trong bài huấn giáo mới đây vào ngày thứ tư – và thật đáng ngạc nhiên là Thiên Chúa mặc khải tình yêu của Ngài, sau khi dân chúng phạm một lỗi nặng. Giao ước Xinai vừa được ký kết xong thì dân chúng đã bất trung. Ông Môsê vắng mặt lâu ngày, và dân chúng đã nói với nhau : ‘Nhưng ông Môsê đã đi đâu rồi và Thiên Chúa của ông đang ở đâu ?’, và dân chúng đã xin ông Aharon đúc cho họ một vị thần hữu hình, có thể tới gặp, có thể thao túng trong tầm tay của con người, để thay cho Thiên Chúa huyền nhiệm, vô hình, ngàn trùng xa cách này. Ông Aharon bằng lòng, và đã đúc cho họ một con bê bằng vàng. Khi xuống núi Xinai, ông Môsê thấy sự việc xảy ra, ông liền đập vỡ hai bia giáo ước, và chúng đã bị vỡ tan tành, hai bia đá mà trên đó, ’10 giới răn’ là nội dung cụ thể của thỏa thuận với Thiên Chúa đã được ghi khắc. Tất cả dường như bị đánh mất, tình bạn ngay từ lúc đấu, dường như đã bị cắt đứt ngay lập tức. Thế nhưng cho dù dân chúng đã phạm lỗi lớn này, Thiên Chúa, qua lời cầu khẩn của Mosê, đã quyết định tha thứ và gọi ông lên núi để nhận lại luật của Ngài là 10 giới răn và ký lại giao ước. Lúc đó, Môsê xin Thiên Chúa cho ông thấy mặc khải chính mình, xin cho ông thấy mặt của Ngài. Nhưng Thiên Chúa không cho ông xem thấy dung mạo của Ngài, mà đúng hơn, Thiên Chúa lại mặc khải hữu thể đầy nhân từ của Ngài qua những lời nói sau đây : ‘Đức Chúa, Đức Chúa, Thiên Chúa nhân hậu và hay thương xót, chậm bất bình, giầu ân sủng và trung tín’ (Xh 34,8). Đó chính là gương mặt của Thiên Chúa. Câu Thiên Chúa định nghĩa mình biểu lộ tình yêu giầu lòng nhân hậu của Ngài, một tình yêu chiến thắng tội lỗi, phủ che tội lỗi, loại trừ tội lỗi. Và chúng ta có thể luôn tin chắc rằng lòng nhân từ này sẽ không bỏ rơi chúng ta. Không có sự mặc khải nào rõ ràng hơn thế. Chúng ta có một vị Thiên Chúa từ bỏ ý định tiêu diệt tội nhân và muốn chỉ cho họ thấy tình yêu của Ngài qua một đường lối còn sâu xa và lạ lùng hơn nữa , để luôn ban cho họ khả năng hoán cải và nhận được ơn tha thứ.

Bài Tin Mừng (Ga 3,16-18) : BTM kiện toàn mặc khải mà chúng ta đã nghe trong bđ1, bời vì BTM cho thấy Thiên Chúa đã chứng tỏ lòng nhân từ của Ngài đi đến mức độ. Thánh sử Gioan  đã ghi lại câu nói sau đây : ‘Thiên Chúa yêu thương thế gian  đến nỗi ban Con Một mình , để bất cứ ai tin vào Người Con sẽ không phải hư mất, nhưng được sống đời đời (3,16). Trên trần gian có sự dữ, ích kỷ, độc ác, và Thiên Chúa có thể đến xét xử thế gian này, để hủy diệt sự dữ, để trừng phạt những ai hành động trong tối tăm. Nhưng trái lại, Thiên Chúa chứng tỏ Ngài yêu thế gian, Ngài yêu con người, mặc dù con người phạm tội vì Ngài gửi đến cho thế gian điều quí giá nhất, đó chính là Người Con duy nhất  của Ngài. Thiên Chúa không chỉ gửi Con của Ngài, mà còn ban Con của Ngài như món quà tặng cho thế gian. Đức Chúa là Con Thiên Chúa, Người đã sinh ra vì chúng ta, Người đã sống vì chúng ta, Người đã chữa lành các bệnh nhân, đã tha thứ tội lỗi, đã tiếp đón mỗi người. Để đáp lại tình yêu của Chúa Cha, Chúa Con đã thí mạng sống mình vì chúng ta trên cây Thánh giá, tình yêu giầu lòng nhân hậu của Thiên Chúa đã đạt tới đỉnh điểm. Và chính trên cây Thánh Giá mà Con Thiên Chúa đã cho chúng ta được tham dự vào sự sống vĩnh cửu, và sự sống này đã được thông ban cho chúng ta cùng với ân huệ Thánh Thần. Như thế trong mầu nhiệm Thánh giá đã hiện diện Ba Ngôi Thiên Chúa: Chúa Cha ban tặng Người Con duy nhất của mình để cứu chuộc thế gian; Chúa Con chu toàn trọn vẹn chương trình của Chúa Cha; Chúa Thánh Thần mà Đức Giêsu đã đổ tràn  cho chúng ta qua cuộc tử nạn của Người, đến làm cho chúng ta được tham dự vào sự sống thần linh, đến biến đổi cuộc đời chúng ta, để được sinh động nhờ tình yêu của Thiên Chúa (GB Lưu Văn Lộc chuyển dịch, Huấn Từ của ĐGH Bênêđictô 16, trang 40-411).

Bài đọc 2 (2Cr 13,11-13) : Cha Hồ Thông viết : ‘Lời chúc thư được diễn ta bởi công thức Ba ngôi, một trong những công thức Ba Ngôi rõ nét nhất trong toan bộ Tân Ứớc. Lời cầu chúc này có thể bắt nguồn từ phụng vụ, điếu này làm chứng cho tính cổ xưa của nó.

Kể từ cuộc canh tân phụng vụ, chính bởi lời chào này mà linh mục tiếp đón  các tín hữu ở đầu thánh lễ : Nguyện xin ân sủng Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta,       

       tình yêu của Chúa Cha,

       và ơn thông hiệp của Chúa Thánh Thần, ở cùng anh chị em

(Phụng Vụ Lời Chúa Năm A, trang 177)

Cầu nguyện :

Lạy Thiên Chúa là Cha chúng con,

Chúa đã sai Con Một là Lời Chân Lý

và sai Thánh Thần, Đấng thánh hóa mọi loài

đến trần gian mặc khải cho chúng con

biết mầu nhiệm cao vời của Chúa.

xin cho chúng con hằng tuyên xưng đức tin chân thật

là nhận biết và tôn thờ

một Thiên Chúa Ba Ngôi uy quyền vinh hiển

Chúng con cầu xin.

 

SUY NIỆM II

THIÊN CHÚA BA NGÔI HIỆP THÔNG CHÚNG TA ĐỜI NÀY VÀ ĐỜI SAU

Lm. Giuse Nguyễn Quốc Quang

Hán ngữ có câu: “Vô tri bất mộ”, không biết thì không mến. Thật thế, chúng ta là những người đang trên con đường hiểu biết Thiên Chúa Ba Ngôi để yêu mến Ngài. Biết Thiên Chúa không phải biết Ngài như biết một nhân vật nổi tiếng nào đó Ông Trum, Ông Obama… hay biết một biến cố lịch sử: Nhà thờ Đức bà Paris cháy chẳng hạn, nhưng biết Thiên Chúa Ba Ngôi là biết cả chiều sâu, chiều dài lẫn chiều rộng đời sống bên trong lẫn bên ngoài của Ngài. Tại sao thế? Vì Thiên Chúa tác động đến mọi lĩnh vực từ tâm linh đến con người trong cuộc sống chúng ta. Qủa thế, Thiên Chúa đã đến với con người qua Đức Giêsu, Con Ngài. Đức Giêsu lại mời gọi con người đến với Chúa Cha và đón nhận Ngài nhờ Chúa Thánh Thần Người ban cho. Đúng như Lời Chúa Giêsu hôm này quả quyết: “Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa” (Ga 3,16). Thế rồi, Đức Giêsu đến với những người tin yêu Ngài qua Bí tích Rửa Tội để rồi hiệp thông với họ, chia sẻ cuộc sống thần linh Thiên Chúa Ba Ngôi và đồng hành sống với họ trong cùng một tình yêu mật thiết. Đó là thiêng đàng của cuộc sống trần thế, và rồi kéo dài mãi tới vĩnh hằng. Cho nên, Thiên Chúa Ba Ngôi là một mầu nhiệm trung tâm của đời sống đức tin và đời sống hằng ngày của người Kitô hữu bởi vì Ba Ngôi Thiên Chúa hằng hữu, hằng sống và song hành với chúng ta ngay từ đời này lẫn đời sau.

Cuộc sống Thiên Chúa Ba Ngôi là hạnh phúc vĩnh cửu, là tình yêu tuyệt đối trào tràn và là sự sống đời đời. Ngài không giữ khư khư nơi mình, nhưng Ngài thông ban sự sống, tình yêu thương xót, hạnh phúc ấy cho con người, bắt đầu với công trình tạo dựng, đạt đỉnh cao nơi công trình cứu chuộc và qui tụ nhân loại qua trung gian của Chúa Con nhờ Chúa Thánh Thần. Qủa thế, Ngôi Cha tạo dựng qua trung gian là Ngôi Con trong quyền năng Chúa Thánh Thần. Công trình tạo dựng nhờ Chúa Thánh Thần qua hơi thở chuyền sức sống cho tất cả tạo thành: “Người gi sinh khí ca Ngài ti là chúng được dng nên, và Người đổi mi mt đất này”(Tv 104,30). Và cũng chính Thần khí là hơi thở sự sống làm cho con người từ bùn đất trở nên giống hình ảnh Thiên Chúa” (St 1,26). Cho nên, từ đời đời, công trình tạo dựng là bằng chứng tình yêu thông truyền hạnh phúc và tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi cho nhân loại một cách cụ thể nhất. Vì thế, Thánh Phaolô trong bài đọc 2 cầu chúc anh chị em rằng chúc toàn thể anh chị em được đầy tràn ân sủng của Chúa Giê-su Ki-tô, đầy tình thương của Thiên Chúa, và ơn hiệp thông của Thánh Thần.

          Con người sống trong tình yêu thân mật hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi trong tự do phục tùng Thiên Chúa ngay từ ban đầu. Nhưng con người bị quỷ cám dỗ đã đánh mất đi lòng tín thác vào Thiên Chúa, lạm dụng tự do của mình để rồi phạm tội chối bỏ Thiên Chúa, không muốn Ngài hiệp thông đồng hành với mình nữa. Hậu quả của tội này là con người phải đau khổ, phải chết và không được hưởng hạnh phúc đời đời bên Thiên Chúa (St 1,14-19). Ấy vậy, sau khi sa ngã, con người không bị Thiên Chúa bỏ rơi, ngược lại được Thiên Chúa cứu thoát khỏi sự dữ, cái chết đời đời và tiếp tục đồng hành con người ngay đời này và đời sau. Công trình cứu chuộc đó được Thiên Chúa Ba Ngôi thực hiện như thế này: “Khi ti thi gian viên mãn, Thiên Chúa sai Con Mt ca mình ti, sinh làm con mt người đàn bà và sống dưới L lut, để cu chuc nhng ai sng dưới L lut hu chúng ta nhn được ơn nghĩa t (Gl 4,4-5). Người Con là Đức Kitô, Ngài vâng lời Chúa Cha cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên thập tự (Pl 2,6-8); nhờ Thần Khí Hằng Có mà Đức Kitô đã hiến mình làm lễ hy sinh vô tỳ tích dâng lên Thiên Chúa (Dt 9.14); và rồi Thiên Chúa đã ban Đức Kitô sống lại từ cõi chết nhờ bởi Thần Khí (Rm 8,11). Hy tế của Đức Kitô chính là hồng ân của Chúa Cha bởi vì Chúa con đã hiến dâng mạng sống mình (Ga 10,17-18) cho Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần (Dt 9,14), để đền bù những bất tuân của chúng ta. Đức Kitô phục sinh là do quyền năng của Chúa Cha (Cv 2,24). Quyền năng ấy thể hiện qua Chúa Thánh Thần làm cho nhân tính đã chết của Đức Kitô sống lại và nâng lên tình trạng vinh hiển (Rm 6,4). Vì thế, Chúa Giêsu chỗi dậy từ cõi chết “m đường cho nhng ai an gic ngàn thu…., như mọi người liên đới ti Adam mà chết, thì nay mọi người, nh liên đới vi Đức Kitô cũng được Thiên Chúa cho sng li” (1cr 15,20-22). Vậy giờ đây, chúng ta được Đức Kitô lôi cuốn vào cung lòng đời sống Thiên Chúa Ba Ngôi (Cl 3,1-3), Người ban cho chúng ta muôn ơn sống dồi dào và trở nên công chính để  sống lại và hiển trị với Người (Rm 5,17). Vì thế, Thánh Phaolô trong quả quyết với chúng ta rằng: “Một khi đã được nên công chính nhờ đức tin, chúng ta được bình an với Thiên Chúa, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta. Vì chúng ta tin, nên Đức Giê-su đã mở lối cho chúng ta vào hưởng ân sủng của Thiên Chúa, như chúng ta đang được hiện nay; chúng ta lại còn tự hào về niềm hy vọng được hưởng vinh quang của Thiên Chúa” (Rm 5,1-2).

          Để được Thiên Chúa Ba Ngôi hiệp thông, đồng hành, thánh hóa và làm cho trở nên công chính, chúng ta phải làm gì? Chúng ta trước tiên phải để Thiên Chúa Ba Ngôi tạo dựng một lần nữa qua Hội Thánh Chúa Kitô tức là qua Phụng vụ và các Bí tích, nhất là Bí Tích Tửa Tội được thực hiện trong hy tế tạ ơn, chúng ta được chia sẻ chính cuộc sống thần linh Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ giúp chúng ta sống và tôn vinh Chúa Cha (Pl 22,11) qua việc tuyên xưng rằng “Đức Giêsu Kitô là Chúa” (Pl 2,11). Thứ đến, chúng ta phải khiêm cung yêu mến đón rước Thiên Chúa Ba Ngôi vào cư ngụ trong tâm hồn qua Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể. “Ai yêu mến Thy, thì s gi Li Thy. Cha Thy s yêu mến người y. Cha ca Thy và Thy s đến và li trong người y” (Ga 14,23). Chính nhờ cuộc sống huyền diệu của Thiên Chúa Ba Ngôi trong mỗi người, chúng ta được Thiên Chúa đồng hành và thánh hóa ngay cuộc sống trần thế hầu xứng đáng là những người đầy tớ trung thành đợi Chủ đón vào Vương Quốc vui hưởng hạnh phúc đời đời (Mt 25,34). Sáng danh Đức Chúa Cha và Chúa con và Đức Chúa Thánh Thần như đã có trước vô cùng và bây giờ…. Đời đời chẳng cùng. Amen.

 

SUY NIỆM III

THIÊN CHÚA BA NGÔI LÀ THIÊN CHÚA TÌNH YÊU, THIÊN CHÚA LIÊN ĐỚI

(Hội An 4/6/2023)

Lm. Giuse Nguyễn Văn Thú

            Người ta thường nói: “Lệ thuộc văn hóa nào thì sinh ra con người ấy.” Tương tự, bạn thờ ai, bạn sẽ giống Vị ấy. Nếu bạn thờ thần Chiến Tranh, thì bạn ước muốn được chiến thắng và hòa bình là thất bại đối với bạn. Nếu bạn thờ thần Narcissus, thì bạn say mê chính mình và không quan tâm người chung quanh. Thờ Thiên Chúa, chúng ta sẽ được trở nên giống Thiên Chúa. Các thánh Irênê, Clementê và Grêgoriô đã khẳng định như thế: “Thiên Chúa đã làm người để con người làm Chúa.” Đây không phải là chuyện phạm thượng hay kiêu ngạo, nhưng là sự thật nơi những người được Thiên Chúa biến đổi để sống như Thiên Chúa làm người. Thiên Chúa Ba Ngôi là Thiên Chúa tình yêu, Thiên Chúa liên đới, chúng ta cũng trở nên giống Ngài.

  1. Thiên Chúa là Thiên Chúa tình yêu, Đấng liên đới

            Trong lễ tôn kính Thiên Chúa Ba Ngôi, trước hết chúng ta tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng duy nhất. Ngay từ Cựu ước, giữa một thế giới đang thờ lạy đa thần, Mô-sê tuyên xưng Thiên Chúa là Đấng tạo dựng muôn loài, chỉ Ngài là Thiên Chúa (Xh 20,2-3) và ngoài Ngài ra, không có Thiên Chúa nào khác (Đnl 6,4). Trong thư gởi tín hữu Êphêsô, thánh Phaolô tuyên xưng: “Chỉ có một Chúa, một đức tin, một phép rửa. Chỉ có một Thiên Chúa, Cha của mọi người, Đấng ngự trên mọi người, qua mọi người và trong mọi người” (Ep 4,5-6). Từ Cựu ước sang Tân ước được lãnh nhận đức tin đó.

            Thiên Chúa là Đấng duy nhất nhưng không đơn độc. Ngài là Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa Ba Ngôi liên đới mật thiết đến nỗi nên một trong tình yêu. Thánh sử Gioan đã tuyên xưng: “Thiên Chúa là tình yêu” (1Ga 4,8). Mầu nhiệm này được Chúa Giê-su mạc khải: Ngài là Chúa Con, nhờ Ngài chúng ta được biết Chúa Cha, Đấng tạo dựng trời đất và đang ngự trên trời, chúng ta cũng được biết Chúa Thánh Thần là tình yêu của Chúa Cha và Chúa Con. Không Ngôi nào là trung tâm để hai Ngôi kia vây quanh, nhưng các Ngôi liên đới với nhau chặt chẽ. Giáo Hội đề cập đến hoạt động đặc thù của mỗi Ngôi: Chúa Cha tạo dựng, Chúa Con cứu độ và Chúa Thánh Thần thánh hóa, đồng thời Giáo Hội xác tín hoạt động của Ngôi này đều có sự tham dự của hai Ngôi kia. Không Ngôi nào độc lập khỏi hai Ngôi kia, vì Ba Ngôi cùng hiệp thông trong tình yêu.

            Tình yêu giữa Ba Ngôi Thiên Chúa không giới hạn trong chính Ngài, nhưng cho con người được liên đới tham dự vào tình yêu thần linh của Thiên Chúa. Thánh Kinh cho biết, Thiên Chúa tạo dựng con người giống hình ảnh Ngài, vì lý do đó, con người nhận ra chính mình trong tình yêu của Thiên Chúa, một tình yêu luôn liên đới. Do đó, Thiên Chúa đã nói: “Con người ở một mình không tốt.” A-đam không ở một mình, có E-và ở với. Họ được Thiên Chúa Ba Ngôi kết nối thành một cộng đoàn thiện hảo, là xương là thịt của nhau, nơi họ có sự liên đới sâu xa đi liền với bản tính, phản ánh tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa.

            Tiếc rằng khi con người ăn trái cấm, nghĩa là tự thỏa mãn trong tội lỗi của chính mình, con người đã cắt đứt mối liên đới với Thiên Chúa và với nhau. Trong tội lỗi, con người đặt để Thiên Chúa ra ngoài lề cuộc đời của họ và không còn nhìn nhận Ngài là Đấng mà con người qui chiếu về và là Người Bạn dẫn dắt con người đi vào hành trình yêu thương của Thiên Chúa.

  1. Muôn thuở, Thiên Chúa là tình yêu và liên đới

            Tuy nhiên, là tình yêu, Thiên Chúa Ba Ngôi luôn liên đới với chúng ta, Ngài không bỏ rơi chúng ta. Thánh Têrêxa Cacutta chia sẻ: “Đừng để quá khứ quấy rầy bạn. Hãy đặt mọi sự vào Thánh Tâm Chúa Giê-su và bắt đầu lại với niềm vui.” Đó là kinh nghiệm đức tin của người không chỉ tin Thiên Chúa Cha đã ban Con Một của Ngài chịu chết trên thánh giá hầu nối kết lại mối tình thân dành cho chúng ta, mà còn đến tận hôm nay trong Thánh Lễ, Thiên Chúa Cha vẫn tiếp tục ban Con Một của Ngài là bí tích Thánh Thể và ban Thánh Thần của Ngài biến đổi tâm hồn tín hữu. Ba Ngôi cùng hành động trong hy tế tình yêu trong thánh lễ. Đó là lý do toàn thể Giáo Hội rất vui mừng với câu kết của thánh lễ: “Nhờ Đức Giê-su Ki-tô Con Chúa, Chúa chúng con, Đấng hằng sống và hiển trị cùng Chúa Cha, hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.”

            Đặc biệt, chúng ta đang ở trong tháng Thánh Tâm, chúng ta không phải nghi ngờ gì về tình yêu Chúa Cha. Thánh Tâm Chúa Giê-su là tình yêu của Chúa Cha, Chúa Cha đã ban Con Một của Ngài cho chúng ta. Điều này làm cho chúng ta nhớ lại lời Thiên Chúa đã nói: “Có người mẹ nào quên được đứa con thơ của mình, hay chẳng thương đứa con mình mang nặng đẻ đau? Cho dù họ có quên đi nữa, thì Ta, Ta chẳng quên ngươi bao giờ. Hãy xem, Ta đã ghi khắc ngươi trong lòng bàn tay Ta” (Is 49,15-16). Nói theo thời trang hôm nay, Thiên Chúa đã xăm tên của chúng ta trong lòng bàn tay Ngài, cả trong trái tim của Ngài.

            Thánh Augustinô có kinh nghiệm về tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi nên đã thốt lên: “Lạy Chúa, Chúa ở trong con, mà con cứ tìm Chúa bên ngoài” và “linh hồn con thao thức mãi cho đến khi nghỉ an trong Chúa mới thôi.” Augustinô đã từ bỏ tội lỗi để đáp lại tình yêu của Thiên Chúa. Ước gì mỗi người chúng ta cũng sống kinh nghiệm đó, không chỉ từ bỏ tội lỗi, mà còn thân thưa hằng ngày với Chúa: “Lạy Cha chúng con ở trên trời,” bằng một niềm tin không sợ bị bỏ rơi, vì có Chúa ở với và bằng một tình yêu chân thành trong mọi mối tương quan với Chúa và tha nhân. Xin cho mọi tín hữu hằng ngày đến tham dự tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi diễn ra trong Thánh Lễ.