Tiếp Sức Những Tác Giả Văn Thơ Công Giáo Cần In Sách Lần Đầu

Để chuẩn bị mừng 500 năm Tin Mừng đến Việt Nam, 1533-2033, trong kế hoạch 12 năm, Tủ Sách Nước Mặn của Ban Văn hóa Giáo phận Qui Nhơn phát động một chương trình gọi là “kế hoạch nhỏ: Tiếp sức những tác giả văn thơ Công giáo cần in sách lần đầu.”

Trong thư giới thiệu gởi đến các trang truyền thông Công giáo, cha Gioan Phêrô Võ Tá Khánh, phụ trách Tủ sách Nước Mặn viết: “có những nguyên do khiến các tác giả ngại in sách đưa đến tình trạng hiếm hoi èo uột của văn thơ Công giáo”. Vì vậy, nhóm Tủ sách Nước Mặn đã đề ra phương án tiếp sức cho những tác giả văn thơ Công giáo muốn có ấn phẩm đầu tay.

Đọc tiếp

Vấn Đề Hội Nhập Văn Hóa

Các thừa sai lãnh sứ vụ truyền giáo tại các nước châu Á xem ra đã ý thức được ngay từ buổi đầu về sự khác biệt này.  Khi khởi sự công cuộc truyền giáo tại Trung Quốc, các thừa sai dòng Tên tại Macao đã chấp nhận đường lối “thích nghi với văn hóa của nơi các thừa sai được gửi đến” và chủ trương “không tìm cách “biến người Trung Quốc thành một thứ ngoại kiều một khi trở thành người Kitô hữu”, đã được bề trên giám đốc Trung tâm tán thành.

Đọc tiếp

Tản Mạn Con Trâu Năm Tân Sửu

Theo Âm lịch, Trâu xếp hàng thứ nhì trong 12 con giáp. Tại sao con Trâu lại đi ngay sau con Chuột? Một anh nhỏ xíu, một anh to đùng. Một anh khôn lỏi, lúc luồn sâu lúc leo cao, lúc thập thò, gây tai hại, sinh sản nhanh. Một anh ngu trung, to đầu mà dại, mạnh mẽ mà bị xỏ mũi. Hai con giáp này xếp liền nhau phải chăng có ý nói, bên cạnh anh ngu trung thường xuất hiện lũ lưu manh, lợi dụng, cơ hội???

Đọc tiếp

Kỷ Niệm 350 Năm “Sấm Truyền Ca”

Tại Việt Nam, ít ai biết được rằng 150 năm trước khi thi hào Nguyễn Du qua đời (1820), văn chương Công giáo đã có một tác phẩm lục bát bằng chữ Nôm đạt mức tuyệt tác: Tác phẩm Sấm Truyền Ca (1670), diễn ca 5 quyển đầu của Cựu ước, do cha Lữ Y Đoan, một trong những linh mục thế hệ đầu của địa phận Đàng Trong. Cũng chính năm 1820 tác phẩm được phiên âm sang chữ quốc ngữ. Cha Lữ Y Đoan không những để lại một thành tựu của Thế kỷ XVII về thơ lục bát tự sự rất hồn nhiên trong sáng mà còn đi trước thời đại chúng ta 300 năm trên bước đường Việt hóa và hội nhập văn hóa cả về phong tục và triết học.

Đọc tiếp

Giáo Lý Tam Phụ Và Đạo Hiếu

Nhưng trong tiến trình nhập thể của Tin Mừng vào một nền văn hoá nào đó, Tin Mừng không chỉ mặc lấy giá trị, ngôn ngữ và biểu tượng của văn hoá ấy mà còn chuyển tải những giá trị của Tin Mừng vào nền văn hoá đó. Như vậy, hội nhập văn hoá trong thần học (inculturation) là một tiến trình hai chiều, một mặt hấp thụ và tích hợp các giá trị văn hoá tích cực vào đức tin Kitô giáo, và mặt khác tháp nhập đức tin Kitô giáo vào nền văn hoá ấy.

Đọc tiếp

Tài Liệu Liên Quan Tới Cuộc Vận Động Cải Cách Chữ Quốc Ngữ Ở Việt Nam Vào Đầu Thế Kỷ XX

Chữ quốc ngữ theo mẫu tự Latin, do các thừa sai dòng Tên thuộc tỉnh dòng Lisbon (Bồ Đào Nha) đã sáng chế khi tới Việt Nam vào đầu thế kỷ XVII để làm phương tiện liên lạc trong công cuộc truyền đạt Công giáo cho người Việt Nam. Chữ quốc ngữ, như vậy, khởi đầu là một phương tiện được dùng trong công cuộc truyền giáo. Chữ quốc ngữ này, với thời gian, đã trở thành một thứ tiếng thông dụng của người Việt Nam, công giáo hay không công giáo, và từ 1930 trở thành chữ viết chính thức của người Việt. Trước đó, vào đầu thế kỷ XX, chính quyền thuộc địa Pháp đề xướng cuộc vận động cải cách chữ quốc ngữ ở Việt Nam. Nhưng cuộc vận động này đã thất bại. Một số tài liệu được giới thiệu sau đây cho thấy một cách gián tiếp lý do của sự thất bại này.

Đọc tiếp

Cuộc Hải Hành Của Cha Francisco De Pina Đến Đàng Trong (1608)

Cho đến bây giờ, tôi đã hiểu biết rằng lúc ban đầu, các nhà truyền giáo muốn phát triển chữ QN không phải để cho quần chúng người Việt mà là cho chính mình vì học và viết tiếng Nôm quá khó khăn. Vì thế, đó mới chính là động cơ thúc đẩy họ đã chế tạo ra chữ QN, nhưng tôi vẫn thắc mắc không rõ ràng cho lắm cách thức mà họ đã thực hiện. Hiện giờ tôi chỉ biết bốn vị tiền phong trong công cuộc tìm hiểu chữ Quốc Ngữ. Đó là Cha Francisco de Pina (1586-1625); sau đó là Cha Gaspar d’Amaral (1594-1646)[2], Cha Antonio Barbosa (1594-1647)[3] và cuối cùng là Cha Alexandre de Rhodes (1593-1660).

Đọc tiếp