Ảnh Thánh Trong Nhà Thờ

Để đưa ra một hướng dẫn cho vấn đề về các khía cạnh biểu tượng trong kiến trúc toà nhà, có thể sẽ hữu ích khi chúng ta nhìn trước hết vào ảnh tượng thánh, còn được gọi là icon, trên quy mô nhỏ, xem xét giá trị thần học, cách thực hiện trong lịch sử, và vị trí của ảnh tượng trong nhà thờ ngày nay. Rồi chúng ta sẽ chú ý đến toàn bộ kiến trúc nhà thờ và xem xét ý tưởng nhà thờ là một linh ảnh, nhà thờ đã có ý nghĩa nào trong lịch sử và trong thời đại ngày nay.

Đọc tiếp

“Sách Đạo” Vào Thế Kỷ Đầu (tk. XVII) Của Lịch Sử Công Giáo Ở Việt Nam

Sách Công giáo, – trong cộng đồng Công giáo, cũng được gọi là “sách đạo”, – đã đóng một vai trò tương đối quan trọng trong công cuộc loan báo Tin Mừng ở Việt Nam, ngay từ những buổi đầu, tức vào thế kỷ XVII. Sách đã được đề cập đến một cách khá thường xuyên trong các tài liệu đương thời của các thừa sai. Nhà cầm quyền Việt Nam, ở Đàng Trong cũng như ở Đàng Ngoài, có lẽ cũng đã hiểu rất rõ tầm quan trọng này, nên trong số các biện pháp đưa ra nhằm ngăn cấm việc truyền bá Công giáo, thường có biện pháp tịch thu và đốt sách đạo.

Đọc tiếp

Đọc Phi Năng Thi Tập Của Thánh Philipphê Phan Văn Minh

Đặt tên Phi Năng thi tập cho di cảo thơ của Thánh Philipphê Minh, hai nhà nghiên cứu Công giáo có ý nhắc đến Chủng viện Penang (được dịch thành Phi Năng), Malaysia, nơi thánh nhân sáng bài thơ đầu tiên, đồng thời là nơi ngài theo học trước khi chịu chức linh mục. Trong tập khảo cứu Phi Năng thi tập – Văn bản hiệu đính, Võ Long Tê và Phạm Đình Khiêm đã sưu tập được 35 bài thơ của thánh nhân và 100 bài thơ họa của các thi hữu và người hâm mộ. Khối lượng sáng tác này khiến hai nhà nghiên cứu gọi đây là “thi đàn của đức tin”.

Đọc tiếp

Các Biểu Tượng Và Việc Huấn Giáo

Thánh Gioan Đamát Sênô, người bảo vệ ảnh tượng thánh ở thế kỷ 8, đã tóm tắt nền tảng mầu nhiệm nhập thể của ảnh tượng và khía cạnh nhân bản của bí tích như sau: “Người xưa không thể khắc họa hình ảnh Thiên Chúa, Đấng không có hình thể hoặc thân xác. Nhưng ngày nay, khi con người nhìn thấy Thiên Chúa bằng xương bằng thịt trò chuyện với nhân loại, thì tôi họa tạc hình ảnh của Thiên Chúa mà tôi nhìn thấy. Tôi không thờ phượng vật chất. Tôi thờ phượng Đấng tạo nên vật chất và trở thành vật chất vì tôi. Chính Ngài dùng vật chất mà làm nên phần rỗi cho tôi”

Đọc tiếp

Nhận Xét Về Tầm Quan Trọng Của Chữ Nôm Công Giáo

Ai cũng biết đến cái tên Alexandre de Rhodes (1593-1660), là người đã có công san định chữ quốc ngữ trong buổi đầu, và đã soạn ra cuốn sách giáo lý bằng chữ quốc ngữ đầu tiên, in ở Roma vào năm 1651. Nhưng có một điều mà từ lâu trong số các học giả Việt Nam ít ai để ý là: cũng ngay trong buổi đầu khi mới sang Việt Nam truyền giáo, thì các giáo sĩ Tây phương cũng đã học và sử dụng chữ Nôm, trước chữ quốc ngữ, để viết nhiều sách đạo cho người mình đọc, tuy biết đó là thứ chữ rất khó học, khó đọc, khó hơn cả chữ Hán.

Đọc tiếp

Những Đóng Góp Của Kitô Giáo Việt Nam Cho Nền Văn Hóa Và Văn Học Dân Tộc

Đó là tên của cuộc trưng bày về sách Công giáo do Linh mục Giuse Nguyễn Hữu Triết, – Cha sở Giáo xứ Tân Sa Châu, kiêm Trưởng ban Văn Hóa Tổng giáo phận Sàigòn – Tp. Hồ Chí Minh, phụ trách Nhà Truyền thống  của Tổng giáo phận -, cùng với một số anh chị em tu sĩ và giáo dân, tổ chức tại số 6 Tôn Đức Thắng, quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, từ ngày 15/01/2019 đến ngày 01/05/2019. Cuộc trưng bày nhằm giới thiệu một số sách, chủ yếu là “sách đạo”, được xuất bản tại Việt Nam trong các thời kỳ khác nhau.

Đọc tiếp

Việc Đình Chỉ Thánh Lễ Thời Covid-19 Và Việc Chối Chúa Trong Bộ Phim ‘Im Lặng’

Trong tình huống này, có nhiều người liên tưởng đến sự hy sinh lạ lùng của các nhà truyền giáo Dòng Tên trong phim ‘Im Lặng’ của đạo diễn Martin Scorsese: Chấp nhận vâng lời Chúa để chối Chúa mà cứu mạng sống các tín hữu! Trong tình huống của chúng ta thì không phải là chuyện chối Chúa, nhưng là chuyện hy sinh thánh lễ cộng đồng vì sức khỏe và mạng sống của mọi người, một hy sinh cần thiết phải thực hiện.

Đọc tiếp