Trực Tiếp Nghi Thức Mở An Phong Chân Phước Va Phong Thánh Cho Dức Cha Pierre Lambert De La Motte

Nghi thức mở án phong chân phước và phong thánh cho Đức cha Pierre Lambert de la Motte sẽ được diễn ra vào lúc 06g30 ngày thứ Bảy 13.01.2024 tại Quảng trường Trung tâm Thánh Mẫu Tàpao. Sau đó, thánh lễ tạ ơn lúc 07g00 sẽ được cử hành với sự chủ tế của Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Giám mục Giáo phận Phan Thiết, Tổng Thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam, và là vị đặc trách hồ sơ phong thánh cho Đức cha Pierre Lambert de la Motte

Đọc tiếp

Đi Tìm Ngày Sinh Của Đức Cha Pierre Lambert De La Motte (Nhân Kỷ Niệm 400 Năm Ngài Chào Đời  1624-2024)

Ngày sinh của một con người thật thiêng liêng, trân quý, nó mở đầu hành trình làm người trên dương thế. Riêng đối với Đức cha Lambert, ngày đó đi vào chương trình cứu độ mà Thiên Chúa đã dự định và tuyển chọn ngài cho phần rỗi các linh hồn tại miền Viễn Đông xa xôi. Hiện tại, các nguồn sử liệu đưa ra nhiều ngày sinh cho Đức cha Lambert. Trong quyển sách viết về ngài[1] xuất bản năm 2016, chúng tôi đã nêu ra tất cả các tác phẩm đề nghị những ngày sinh khác nhau. Thật thú vị khi chúng ta sắp xếp chúng lại theo thứ tự thời gian để thấy tính logic cho từng thời điểm cụ thể, từ đó có thể chọn lựa cách khoa học.

Đọc tiếp

Đức Cha Pierre Lambert De La Motte Người Môn Đệ Yêu Mến Và Hướng Trọn Lòng Trí, Cuộc Sống Vào “Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh”

Người xưa thường nói: “Hữu xạ tự nhiên hương”, những ai đã một lần được biết, nghe, đọc về cuộc đời của Đức cha Lambert, người môn đệ yêu mến và hướng trọn lòng trí, cuộc sống vào Đức Giêsu Kitô Chịu Đóng Đinh, đều cảm nhận được sức lan tỏa hương thơm nhân đức thánh thiện nơi ngài, và qua việc ngài sống chết cho sứ mạng Loan báo Tin mừng tại Châu Á nói chung, đặc biệt đối với Giáo hội Việt Nam.

Đọc tiếp

Tìm Hiểu Lá Thư Của Đức Cha Lambert Gửi Cho Hai Chị Nữ Tu Mến Thánh Giá Tiên Khởi

Đức cha Lambert viết “Thư gửi Bà Anê và Bà Paula” bằng tiếng Pháp, hiện còn lưu giữ được ba bản tại Paris[1] và một bản tại Rôma[2]. Lá thư này đã được xuất bản tại Paris ngay từ năm 1674[3]. Sau cùng, cha Adrien Launay đã tái bản năm 1927, vẫn tại Paris.[4] Về bản dịch tiếng Việt, chúng ta có bản dịch của cha Đỗ Quang Chính[5] và bản Nhóm Nghiên Cứu (các bản năm 1995, 1998 và 2017)[6].

Đọc tiếp