Chúa Nhật XXXII Thường Niên – Năm C


CN.32.C

(2Mcb 7,1-2.9-14; 2Tx 2,16-3,5; Lc 20,27-38.)

Trong số các thánh Tử Đạo Việt Nam, có một vị thánh đã vào tu trong rừng. Đó là thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh.

Thánh Phao-lô Lê Bảo Tịnh, người giáo xứ Trịnh Hà, giáo phận Thanh Hoá. Khi ở Chủng viện Vĩnh Trị được nghe đọc chuyện các thánh tu rừng, thày Lê Bảo Tịnh muốn theo gương, trốn chủng viện vào tu trong rừng.

Đức cha muốn đem Tin Mừng cho dân chúng nước Lào. Đức cha muốn chọn thày, vì thày quen sống nhiệm nhặt kham khổ. Nay thày trốn vào rừng tu. Đức cha phải bắt thầy về. Biết thế nào vào mùa Chay Phục Sinh thầy cũng phải ra xưng tội, nên Đức cha ra lệnh cho các cha trong giáo phận : khi thày đến xưng tội, thì truyền thày phải về chủng viện trình diện. Về lại chủng viện, Đức cha đã sai thày sang nước Lào truyền giáo. Sau một năm, Đức cha gọi về, để thày tiếp tục học và chịu chức linh mục. Sau khi chịu chức, Đức cha sai ở lại chủng viện dạy dỗ các chủng sinh. Tại chủng viện cha đã bị bắt.

Tổng đốc Nam Định khi bị đau nặng đã được cha chữa khỏi. Quan tổng đốc nhớ ơn cha, không nỡ ra tay giết, khuyên cha bỏ đạo, cha trả lời :

Tôi chân thành cám ơn quan có lòng tốt tìm cách cứu tôi. Thân xác tôi ở trong tay quan, quan làm khổ nó tuỳ ý, tôi rất vui lòng, không oán than gì. Nó chết đi, nhưng mai ngày sẽ sống lại vinh quang. Còn linh hồn tôi là của Thiên Chúa, không có gì làm tôi hy sinh nó được, không ai có thể lay chuyển lòng tin của tôi. Đạo Thiên Chúa là đạo thật, tôi yêu mến và giữ đạo ấy từ thuở bé, và dù tôi có chết cũng chẳng bỏ được”.

Cha bị chém đầu tại pháp trường Bảy Mẫu, Nam Định ngày 6-4-1857, lúc 64t.

Bđ1 : “Thân xác tôi chết đi, nhưng mai ngày sẽ sống lại vinh quang”, lời cha Phao-lô Lê Bảo Tịnh giống như lời của 7 mẹ con người Do Thái thời Ma-ca-bê, trong bđ1.  Bị người Sy-ri cấm đạo, bắt bớ, giết chết, người con thứ ba không sợ, can đảm nói với quan : “Tôi có được lưỡi này, tay này, là do Chúa Trời ban…Tôi hy vọng nhờ Chúa Trời, tôi sẽ lấy lại được” (2Mcb 7,9).

Cha Phao-lô Lê Bảo Tịnh và 7 mẹ con người Do Thái đã tin “xác loài người ta sẽ sống lại”.

BTM : BTM cho chúng ta biết cuộc sống đời sau không giống như cuộc sống đời này. Chúa Giê-su bảo người Xa-đốc : “Con cái đời này cưới vợ gả chồng, chứ ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng chẳng lấy chồng. Quả thật, họ không thể chết nữa, vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại” (Lc 20,34-36).

Thân xác chúng ta sống lại giống như thân xác Chúa Giê-su sống lại. Khi sống lại, Chúa Giêsu hiện ra vẫn có thân xác. Chúa nói với các tông đồ : “Nhìn tay chân Thầy coi, chính Thầy đây mà ! Cứ rờ xem, ma đâu có thịt có xương như anh em thấy Thầy có đây ?” (Lc 24,39).

Nhưng thân xác đó thiêng liêng, vì thế cửa nhà đóng kín, Chúa Giê-su vẫn vào được. Thánh Gio-an kể : “Chiều hôm ấy, ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ đang ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do Thái. Đức Giêsu đến, đứng giữa các ông và nói : ‘Chúc anh em được bình an’. Nói xong Người cho các ông xem tay và cạnh sườn” (Ga 20,19-20).

Bđ2 : Bđ2 là thư thánh Phao-lô gửi giáo đoàn Thê-xa-lô-ni-ca. Giáo đoàn ở nước Hy Lạp được thánh Phao-lô thành lập năm 50. Chỉ trong vòng 3 tuần lễ rao giảng, giáo đoàn đã hình thành, khiến người Do Thái tìm cách bắt thánh Phao-lô. Thánh Phao-lô được giáo dân đem đi trốn. Không bắt được thánh Phao-lô, người Do Thái bắt bớ giáo đoàn. Các tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca vẫn vững đức tin, vì tin vào cuộc sóng đời sau là “niềm an ủi bất diệt và là niềm cậy trông tốt đẹp” (2Tx 2,16).

Chúng ta đang sống trong tháng Các Linh Hồn. Chúng ta hãy cầu nguyện và làm các việc lành để các linh hồn sớm được “niềm an ủi bất diệt và niềm cậy trông tốt đẹp” của đời sau (7-11-2010)

——————————

CN.32.C

Còn hai tuần nữa kết thúc năm phụng vụ. Chúng ta sắp sửa bước sang năm phụng vụ mới, sắp sửa mừng lễ Chúa Giáng Sinh. Hai tuần lễ cuối này Giáo Hội muốn mỗi người chúng ta nhìn về cái chết, nhìn về đời sau.

Chết thì ai cũng chết, chẳng có ai thoát chết. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, trung bình một ngày trên thế giới có khoảng 270.000 người chết . Như thế, mỗi giờ có trên 10.000 người chết, mỗi phút có 200 người chết (Bản Tin GX Phú Hạnh ngày 12-8-2007). Chết đủ kiểu : vì bệnh tật, vì bom đạn khủng bố, vì thiên tai lũ lụt, vì đụng xe chạy ẩu. Phần đông người ta bị thần chết viếng thăm, song cũng có người tự tử, đi tìm thần chết đến nhà.

Ai cũng biết mình chết, nhưng chết rồi sẽ ra sao ? Chết là hết hay chết là đi sang một thế giới mới ? Thế giới mới đó như thế nào ? Thật vượt qúa trí khôn suy nghĩ của con người.

Lời Chúa thánh lễ hôm nay soi sáng chúng ta, cho chúng ta biết đời sau như thế nào. Thế giới người chết có dùng tiền âm phủ không ? Và người sống có cần cúng cơm, cần cung cấp đồ vàng đồ mã cho người chết không ?

Bài đọc 1 : Người Do Thái tin có đời sau, nhưng đời sau là một kiếp sống bất hạnh, vô vị. Tác giả thánh vịnh đã than thở về cõi âm phủ như sau : “Con nằm đây giữa bao người chết, như các tử thi vùi trong mồ mả đã bị Chúa quên đi, và không được tay Ngài săn sóc” (Tv 88,6). “Trong mồ mả, ai nói về tình thương của Chúa. Cõi âm ti ai kể lại lòng thành tín của Ngài  Những kỳ công Chúa nơi tối tăm ai rõ. Đức công chính Ngài chốn quên lãng ai hay (88,12-13)

Câu chuyện tử đạo của một bà mẹ và 7 người con trong sách Ma-ca-bê đọc trong bđ1 thánh lễ hôm nay xảy ra thế kỷ II trước Chúa Giáng Sinh. Thời ấy (175-164) vua An-ti-ô-khô IV của nước Sy-ri xâm chiếm nước Do Thái. Ông muốn mọi người  cùng hít thở một nền văn hóa Hy Lạp, cùng nói một tiếng nói Hy Lạp và cùng có một tôn giáo thờ các thần Hy Lạp. Vua An-ti-ô-khô đặt tượng thần trong Đền thờ Giê-ru-sa-lem bắt người Do Thái thờ lạy và bắt ăn thịt heo, thịt của con vật ô uế bị cấm ăn. Người Do Thái đã chống lại.

Trước những hình phạt độc ác dã man : bị cắt lưỡi, lột da đầu, chặt cụt chân tay, bị nướng trên lò lửa, người Do Thái vẫn không sợ, vì tin vào cuộc sống hạnh phúc đời sau. Bà mẹ và 7 người con đã sẵn sàng chết.

Người con thứ nhất nói với vua : “Chúng tôi sẵn sàng thà chết chẳng thà vi phạm luật pháp của cha ông chúng tôi” (2Mcb 7,2).

Người con thứ hai nói : “Người sẽ cho chúng tôi sống lại để hưởng sự sống đời đời” (7,9).

Người con thứ ba nói : “Tôi có được lưỡi này, tay này, là do Chúa Trời ban. Nhưng vì luật Chúa Trời, tôi coi khinh những thứ đó, và tôi hy vọng nhờ Chúa trời, tôi sẽ lấy lại được” (7,11).

Người con thứ tư nói : “Thà chết vì tay người đời đang khi dựa vào lời Thiên Chúa hứa mà hy vọng sẽ được Người cho sống lại” (7,14).

Lần lượt đến người con thứ năm, thứ sáu, ai cũng thà chết còn hơn sống mà phản bội Chúa. Đến người con út, anh nói với vua : “Các anh của chúng tôi sau khi chịu cực hình trong giây lát vì lòng trung thành với Giao Ước của Thiên Chúa thì giờ đây đang được hưởng sự sống đời đời” (7,36). Cuối cùng bà mẹ cũng chết anh hùng như 7 đứa con.

Vua An-ti-ô-khô đã giết hơn 80.000 người Do Thái  và bắt đem bán làm nô lệ hơn 80.000 người.

Bài Tin Mừng : Thời vua An-ti-ô-khô người Do Thái chịu chết, vì tin có đời sau; nhưng không phải là tất cả. Thời Chúa Giê-su vẫn còn có người không tin, chẳng hạn phái Xa-đốc. Phái Xa-đốc là hàng tư tế. Họ lấy tên của thầy thượng tế Xa-đốc thời vua Đa-vít. Họ coi sóc Đền thờ Giê-ru-sa-lem và cộng tác với người Rô-ma. Họ vừa có quyền thế, vừa giầu có.

Họ đã dựa vào luật “Anh em chồng” (Đnl 25,5-10), mà chống lại niềm tin sống lại và đánh bẫy Chúa Giê-su. Theo luật “Anh em chồng”, anh chết thì em phải lấy người vợ của anh. Đứa con đầu sinh ra thuộc về người anh đã chết, để “duy trì tên của người anh đã chết; như vậy tên của người chết sẽ không bị xóa khỏi Ít-ra-en” (Đnl 25,6).  Người Xa-đốc hỏi Chúa ; “Trong ngày sống lại, người đàn bà ấy sẽ là vợ ai, vì cả bảy đều đã lấy nàng làm vợ ?” (Lc 20,33).

Lấy chồng cưới vợ là để sinh con nối dõi tông đường. Chết mà sống lại thì đâu cần cưới vợ lấy chồng để có con nối dõi. Nên Chúa Giê-su đã trả lời : “Con cái đời này cưới vợ lấy chồng; chứ những ai được xét là đáng hưởng phúc đời sau và sống lại từ cõi chết, thì không cưới vợ cũng không lấy chồng. Qủa thật họ không chết nữa. Vì được ngang hàng với các thiên thần” (20,34).

Phái Xa-đốc chỉ tin Ngũ Kinh, tức 5 cuốn sách đầu của Cựu Ước. Nên Chúa Giê-su đã dựa vào sách Ngũ Kinh là câu chuyện ông Mô-sê thấy lửa trong bụi gai mà bụi gai không cháy trong sách Xuất Hành, để trả lời. Chúa Giêsu trả lời : “Về vấn đề kẻ chết chỗi dậy, thì chính ông Môsê cũng đã cho thấy trong đoạn văn nói về bụi gai, khi ông gọi Đức Chúa là Thiên Chúa của tổ phụ Áp-ra-ham, I-xa-ác, và Gia-cóp. Mà Người không phải là Thiên Chúa của kẻ chết, nhưng là Thiên Chúa của kẻ sống, vì đối với Người, tất cả đều đang sống” (20,37-38).

Tập truyện “Đám Cháy” của nhà văn liên Xô Va-len-tin Rax-pu-tin có những câu rất hay về cái chết, như câu : “Bắt buộc thỉnh thoảng nghĩ đến cái chết để sống trong sạch hơn”, hay câu “Cái chết là người thầy đầy quyền lực”.

      Nhà văn Ten-ny-son nói : “Nếu không có sự bất tử, tôi sẽ gieo mình xuống biển cả”.

      Ông Bis-marck, thủ tướng Đức, nói : “Nếu không hy vọng vào đời sau, cuộc sống này chẳng cần cố gắng ban sáng mặc áo quần”.

      Triết gia Freud thì nói : “Niềm tin vào đời sau là cánh cửa đi vào cuộc sống tốt đẹp hơn : thọ nhất, khỏe nhất và đáng ước mơ nhất của nhân loại” (11-11-2007).

————————–

CN.32.C

Trong tháng 11, tháng Các Linh Hồn, những đoạn sách Ma-ca-bê đọc trong thánh lễ đã mặc khải cho chúng ta biết hai điều về đời sau, về các linh hồn.

Điều thứ nhất, trong bđ1 lễ 3 lễ Các linh hồn, sách nói về việc xin lễ cầu cho các linh hồn : “Ông Giuđa Ma-ca-bê quyên góp được khong hai ngàn quan tin, và gi v Giêrusalem để xin dâng l t ti; ông làm c ch rt tt đẹp và cao quí này, vì cho rng người chết s sng li. Thc tế, nếu ông không hy vng rng nhng chiến binh đã ngã xung s sng li, thì cu nguyn cho người chết qu là vic dư tha và ngu xun” (2Mcb 12,43-44).

Điều thứ hai trong bd1 thánh lễ chúa nhật hôm nay, sách nói về sự sống lại : “Thà chết vì tay người đời đang khi da vào li Thiên Chúa ha mà hy vng s được Người cho sng li” (12,14).

Bài đọc 1 : Sách Ma-ca-bê kể lại lòng trung thành và dũng cảm của người Do Thái quyết tâm bảo vệ đức tin. Năm 199 trước CGGS, nhà Sê-lêu-sít của nước Sy-ri chiếm nước Do Thái. Nước Do Thái bị nước Sy-ri đô hộ. Khoảng 30 năm sau, năm 168, vua Sy-ri là An-ti-ô-khô cấm đạo : ra lệnh bãi bỏ đạo Do Thái và biến Đền thờ Giê-ru-sa-lem thành Đền thờ thần Ze-us. Các tín hũu trung thành bị hành hạ và bị giết chết, như câu chuyện tử đạo của một bà mẹ với 7 người con.

Người Do Thái không ăn thịt heo, vì theo luật Mô-sê heo thuộc loại dơ bẩn. Sách Đệ Nhị Luật viết : “Con heo, vì nó có móng ch hai, nhưng không nhai li : anh em phi coi nó là loài ô uế. Tht ca chúng, anh em không được ăn, xác chết ca chúng anh em không được đụng đến” (14,8).  Vua An-ti-ô-khô cho lấy roi và gân bò mà đánh, để bắt họ ăn thịt heo, bắt họ bỏ đạo.

Những câu trả lời đanh thép chứng tỏ niềm tin sâu xa của các vị anh hùng vào sự sống lại.

Người con đầu lên tiếng nói : “Vua mun tra hi chúng tôi cái gì ? Vua mun biết điu gì ? Chúng tôi sn sàng thà chết chng thà vi phm lut pháp ca cha ông chúng tôi” (2Mcb 7,2). Vua tức giận cho chặt chân tay anh, rồi cho vào lò lửa nướng.

Người con thứ hai, vua cho lột da đầu rồi cũng cho vào lò lửa nướng. Trước khi tắt thở, anh tuyên xưng : “Chúng tôi chết vì lut pháp ca Vua vũ tr, nên Người s cho chúng tôi sng li để hưởng s sng đòi đời” (7,9).

Người con thứ ba bị cắt lưỡi và chặt tay, anh cũng tin vào thân xác sống lại : “Tôi có được cái lưỡi này, tay này là do Chúa ban. Nhưng vì lut Chúa Tri, tôi coi khinh nhng th đó, và tôi hy vng nh Chúa Tri, tôi s ly li được” (7,11). Với niềm tin Công giáo của chúng ta, người lành kẻ dữ đều sống lại : người lành được thưởng, kẻ dữ bị phạt.

Nhưng người con thứ tư chỉ tin mình sẽ sống lại, còn vua thì không. Sự sống lại là phần thưởng, không sống lại là hình phạt : “Thà chết vì tay người đời đang khi da vào li Thiên Chúa ha mà hy vng s được Người cho sng li. Còn vua, vua s không được sng li để hưởng s sng đâu” (7,14).

Người con thứ năm cũng không tin vua được sống lại, vua bị phạt ngay ở đời này. Anh nói với vua : “Dù vua thuc loi hư nát, vua li có quyn trên người ta, vua mun làm gì thì làm. Nhưng vua đừng tưởng Thiên Chúa đã b rơi ging nòi chúng tôi. Còn vua hãy kiên nhn mà ngm nhìn quyn năng cao c ca Người, xem Người s hành ti vua và dòng ging vua thế nào” (7,16-17).

Người con thứ sáu cũng tin Thiên Chúa sẽ phạt tội vua : “Chúng tôi phi chu cc hình như thế này cũng là ti chúng tôi, vì chúng tôi đắc ti vi Thiên Chúa, nên mi gp nhng điu quái g này. Còn vua, đừng tưởng rng vua s không b trng pht, vì vua đã dám đứng lên chng li Thiên Chúa” (7,18-19).

Còn với cậu con út, vua dịu giọng, dùng của cải và chức quyền mà dụ dỗ.  Bà mẹ nhắn nhủ : “Con ơi, con hãy thương m : chín tháng cưu mang, ba năm bú mm, m đã nuôi nng dy d con đến ngn này tui đầu…Con đừng s tên đao ph này; nhưng hãy t ra xng đáng vi các anh con, mà chp nhn cái chết, để đến ngày Chúa thương xót, Người s tr con và các anh con cho m” (7,27-29). Cậu út đã cùng mẹ tuyên xưng đức tin và cùng chịu tử đạo với mẹ.

Bài Tin Mng : Câu chuyện 7 anh em và người mẹ tử đạo đã tuyên xưng vào sự sống lại xảy ra vào thời nhà Sy-ri bắt đạo. Từ đó đến thời Chúa Giê-su đã gần 200 năm, thế mà nhóm Xa-đốc vẫn không tin kẻ chết sống lại. Xa-đốc là nhóm tư tế thuộc dòng dõi Lê-vi. Họ qui phục chính quyền xâm lược Rô-ma, để được dễ dãi cho cuộc sống trần gian. Họ không tin sự sống lại, không tin các thiên thần, và không tin Đấng Mê-si-a xuất hiện.

Theo luật Mô-sê về “Anh em chng” (Đnl 25,5-10), nghĩa là chồng chết, vợ phải lấy em trai chồng, để đứa con đầu lòng sinh ra với em chồng là con của người chồng đã chết, hầu duy trì tên của người chồng, người anh đã chết. Phái Xa-đốc đã dựa theo luật này, để phản đối người chết sống lại. Họ thưa với Chúa Giê-su : “By anh em cùng chết đi chng để li đứa con nào. Cui cùng người đàn bà y cũng chết. Vy trong ngày sng li, người đàn bà y s là v ai, vì c by đã ly nàng làm v” ?

Chúa Giê-su trả lời với 2 lý do. Lý do thứ nhất là : “Con cái đời này cưới v g chng, ch nhng ai được xét là đáng được hưởng phúc đời sau và sng li t cõi chết, thì không cưới v cũng không ly chng. Qu tht h không th chết na, vì được ngang hàng vi các thiên thn. H là con cái Thiên Chúa, vì là con cái s sng li” (Lc 20,34-36).

Sách TM thánh Mt và Mc cho là đã nên giống các thiên thần : “Khi người ta t cõi chết sng li, thì chng còn ly v ly chng, nhưng s ging như các thiên thn trên tri” (Mt 23,30; Mc 12,25). Lập gia đình là để sinh con đẻ cái, để tiếp nối dòng giống, để tên người chết vẫn còn. Nhưng ở đời sau không chết nữa, tên tuổi vẫn còn, thì không cần lập gia đình.

Lý do thứ hai Chúa Giê-su đưa ra là : “Chính ông Môsê cũng thy trong đon văn nói v bi gai, khi ông gi Đức Chúa là Thiên Chúa ca t phc Áp-ra-ham, Thiên Chúa ca t ph I-xa-ac, và Thiên Chúa ca t ph Gia-cóp. Mà Người không phi Thiên Chúa ca k chết, nhưng là TC ca k sng, vì đối vi Người tt c đều đang sng” (Lc 21,37-38). Thiên Chúa yêu con người vượt qua sự chết. Có vậy mới là vĩnh cửu, mới là yêu đến đời đời. Thánh vịnh viết : “Vì Chúa chng đành b mc con trong cõi âm ty, không để k hiếu trung này hư nát nơi phn m” (16,10). Tất cả đều đang sống thì mới yêu mãi được. Chết thì đâu còn yêu được nữa. Sống lại, như Chúa Giê su, chính là tình yêu chiến thắng sự chết, chính là tình yêu mạnh hơn sự chết.

Sau khi chết, người ta còn sống thì mới giải quyết được sự lành sự dữ ở trên đời, mới có công lý. Còn nếu chết là hết thì việc ăn ngay ở lành đời này đều là vô ích, bất công. Người lành kẻ dữ cũng như nhau. Chết là hết.

Cầu nguyện cho các linh hồn, chính là tin vào sự sống lại, tin vào đời sau, và cũng là tin vào tình yêu, vào công lý của Chúa (PH.7-11-2004).

  Linh mục Nguyễn Trung Thành