Chương 3. Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần


Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần

113. “Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần” nghĩa là gì?

[otw_shortcode_content_toggle title=”‘Tin kính Đức Chúa Thánh Thần’ có nghĩa là thờ phượng Người là Thiên Chúa như thờ Chúa Cha và Chúa Con, vì Ngài là một trong Ba ngôi, đồng bản tính với Chúa Cha và Chúa Con. Và cũng có nghĩa là tin rằng Chúa Thánh Thần đến trong lòng ta, để đưa dẫn ta là con cái Thiên Chúa nhận biết Thiên Chúa là Cha trên trời. Được Chúa Thánh Thần thúc đẩy, chúng ta có thể thay đổi bộ mặt thế giới. (683-686)” opened=”closed”]

Trước khi chết Chúa Giêsu đã hứa với các môn đệ sẽ sai Đấng Bảo trợ khác (Ga 14,16) khi Người không còn ở với các ông. Khi Chúa Thánh Thần được đổ tràn xuống trên các môn đệ của Hội thánh sơ khởi, họ hiểu Chúa Giêsu nói ám chỉ ai. Lòng họ đầy cảm giác an toàn sâu xa và vui sướng, và họ lãnh nhận các Đặc sủng, có nghĩa là họ có thể nói tiên tri, chữa lành và làm các phép lạ. Ngày nay, trong Hội thánh vẫn có những người được những đặc sủng và làm được các việc như vậy. -> 35 – 38, 310 – 311

Đặc sủng được gọi là ân sủng của Chúa Thánh Thần được tả lại trong thư thứ nhất gửi Côrintô 12,6; chẳng hạn ngoài ơn có thể chữa lành là các ơn làm phép lạ, ơn nói tiên tri, ơn nói tiếng lạ và ơn chú giải, ơn khôn ngoan, ơn hiểu biết, ơn đức tin. Thuộc thành phần các ơn kể trên là bảy ơn Chúa Thánh Thần (xem câu 310). Đó là các ơn đặc biệt để hướng dẫn hoặc quản trị một cộng đồng, ơn yêu thương người thân cận và loan truyền đức tin. [/otw_shortcode_content_toggle]

114. Chúa Thánh Thần có vai trò nào trong đời sống Chúa Kitô ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Tất cả công việc của Chúa Giêsu chỉ có thể hiểu được là do Chúa Thánh Thần tác động. Sự hiện diện của Thánh Thần Thiên Chúa, Đấng ta gọi là Thánh Thần được biểu lộ cách hoàn toàn trong suốt cuộc đời Chúa Giêsu. (689-691, 702-731)” opened=”closed”]

Chúa Thánh Thần làm cho Chúa Giêsu thành thai trong lòng Đức Maria (Mt 1,18), xác nhận Người là Con yêu dấu khi Chúa chịu phép Rửa (Lc 4,16-19), dẫn Chúa vào hoang địa (Mc 1,12) tác động cho đến lúc Chúa tắt thở (Ga 19,30). Trên thập giá Chúa Giêsu trút linh hồn. Sau khi sống lại Chúa ban Chúa Thánh Thần cho các môn đệ (Ga 20,22). Thánh Thần Chúa Giêsu được truyền sang cho Hội Thánh như vậy: Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em (Ga 20,21). [/otw_shortcode_content_toggle]

115. Chúa Thánh Thần được biết đến qua tên gọi và dưới những hình dạng nào?

[otw_shortcode_content_toggle title=’Chúa Thánh Thần đã ngự xuống trên Chúa Giêsu với hình chim câu. Các Kitô hữu ban đầu biết đến Chúa Thánh Thần như là dầu chữa bệnh, nước ban sự sống, cơn gió mạnh, những lưỡi lửa. Chính Chúa Giêsu nói về Chúa Thánh Thần như Đấng Cố vấn, Đấng An ủi, Thầy dạy, Thần Chân lý. Trong các Bí tích của Hội Thánh, Chúa Thánh Thần được ban xuống qua việc đặt tay và xức dầu. (691-693)’ opened=”closed”]

Hòa bình mà Thiên Chúa ký kết với loài người được diễn nghĩa bằng việc chim bồ câu hiện đến với ông Nô-ê. Thời cổ ngoại giáo cũng coi chim bồ câu là tượng trưng tình yêu. Nên các Kitô hữu đầu tiên đều hiểu ngay rằng Chúa Thánh Thần là tình yêu Thiên Chúa hóa thành ngôi vị, đã xuống trên Chúa Giêsu như chim bồ câu khi Chúa chịu phép rửa ở sông Jorđanô. Ngày nay chim bồ câu là dấu chỉ hòa bình, được thế giới công nhận, và là một trong những tượng trưng lớn về sự hòa giải giữa Thiên Chúa và nhân loại (St 8,10-11).

« Ai cầu nguyện “Xin Chúa Thánh Thần đến” cũng phải sẵn sàng cầu nguyện “Xin đến và thúc bách con bởi con cần được thúc bách. Wilheim Stahlin (1883–1975, thần học gia Tin lành Đức)

« Thánh Thần thúc đẩy ta đến với người khác, đốt lên trong ta lửa bác ái, làm cho ta nên người được sai đi loan truyền tình yêu Chúa. Đức Bênêđictô XVI, về Chúa Thánh Thần, 20-7-2007 [/otw_shortcode_content_toggle]

116. Chúa Thánh Thần đã “nói qua các tiên tri” nghĩa là gì ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Trong Kinh Thánh Cựu ước, Thiên Chúa đã ban Thánh Thần cho một số người nam và nữ để họ nhân Danh Chúa, nói ra lời Chúa dạy, và sửa soạn lòng dân Chúa đón Đức Mêssia (Đấng Cứu thế). (683-688, 702-720)” opened=”closed”]

Trong Cựu Ước, Thiên Chúa chọn những người nam và nữ để họ an ủi, hướng dẫn và khuyên bảo dân chúng. Thánh Thần Thiên Chúa cũng nói qua miệng tiên tri Isaia, Jêrêmia, và Êdêkien và các tiên tri khác. Thánh Gioan Tẩy giả, tiên tri cuối cùng không những báo trước Chúa Giêsu đến, mà còn gặp gỡ và loan báo rằng Người là Đấng giải thoát ta khỏi quyền lực tội lỗi.

Thuở xưa nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các tiên tri, nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử. Dt 1,1-2

« Thiên Chúa đã đích thân làm người nơi Chúa Giêsu Kitô và ban cho ta có thể nhìn thấy được nội tâm của chính Thiên Chúa. Và ta thấy một việc không ngờ: Thiên Chúa mầu nhiệm không cô đơn vô hạn. Người là một biến cố tình yêu. Người có Chúa Con nói năng với Người là Cha. Và cả hai chỉ là một trong Chúa Thánh Thần là một bầu khí hiến dâng và yêu thương làm cho tất cả ba chỉ là Một Thiên Chúa độc nhất. Đức Bênêđictô XVI, vọng lễ Hiện Xuống 2006 [/otw_shortcode_content_toggle]

117. Chúa Thánh Thần đã hành động trong, với, và qua Đức Mẹ Maria thế nào?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Đức Mẹ Maria đã hoàn toàn đáp ứng và cởi mở tâm hồn cho Thiên Chúa (Lc 1, 38). Do đó, qua tác động của Chúa Thánh Thần, Người đã trở nên Mẹ Thiên Chúa, và vì là Mẹ Chúa Kitô, Người cũng trở nên Mẹ các Kitô hữu, và là Mẹ của loài người nữa. (721-726)” opened=”closed”]

Đức Maria đã để cho Chúa Thánh Thần thực hiện một phép lạ tuyệt vời: Thiên Chúa làm người. Đức Maria thưa vâng với Chúa: “Tôi là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói” (Lc 1,38). Được Chúa Thánh Thần nâng đỡ, Đức Maria đã đi theo Chúa Giêsu trong những vui buồn của Chúa cho đến chân thập giá. Chính ở đó Chúa Giêsu đã ban Đức Maria làm Mẹ chúng ta (Ga 19, 25-27) -> 80-85, 479

Thánh Thần Chúa sẽ đến trên Bà, và quyền phép Đấng Tối cao sẽ phủ bóng trên Bà. (Lc 1,35) [/otw_shortcode_content_toggle]

118. Ngày lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đã xảy ra chuyện gì?

[otw_shortcode_content_toggle title=”50 ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã gởi Chúa Thánh Thần từ trời xuống trên các tông đồ. Từ đây là bắt đầu thời của Hội Thánh. (731-733)” opened=”closed”]

Chúa Thánh Thần biến đổi các tông đồ đang co cụm vì sợ hãi trở thành chứng nhân can đảm cho Chúa Kitô. Chỉ ít lâu sau, hằng ngàn người xin chịu phép Rửa tội. Hội Thánh lớn mạnh từ đó. Phép lạ nói nhiều thứ tiếng chứng tỏ rằng ngay từ đầu Hội Thánh được thiết lập cho mọi người, Hội Thánh là phổ quát, là công giáo, là truyền giáo. Hội Thánh nói với mọi người vượt qua hàng rào chủng tộc và ngôn ngữ và mọi người có thể hiểu được. Cho đến ngày nay, Chúa Thánh Thần như là rượu ngon quí giá của Hội Thánh.

Ai nấy đều được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho… ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. (Cv 2,4-6)

Ngũ tuần: Lúc khởi đầu đây chỉ là lễ mà người Do Thái mừng việc ký kết Giao ước với Giavê ở núi Sinai. Vì có các biến cố xảy ra ở Giêrusalem vào lễ Ngũ Tuần, nên lễ này trở nên cho Kitô hữu lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống. [/otw_shortcode_content_toggle]

119. Chúa Thánh Thần hoạt động trong Hội Thánh như thế nào ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúa Thánh Thần xây dựng Hội Thánh. Người thúc đẩy Hội Thánh và nhắc nhớ Hội Thánh về sứ mạng của Hội Thánh. Người kêu gọi nhiều người phục vụ Hội Thánh, và ban cho họ nhiều ơn cần thiết. Người hướng dẫn chúng ta đi sâu vào sự thông hiệp với Thiên Chúa Ba Ngôi. (733-741, 747)” opened=”closed”]

Cả những lúc trong suốt dọc lịch sử, Hội thánh nhiều khi tỏ ra “không biết rõ mình phải làm gì”, nhưng Chúa Thánh Thần vẫn hoạt động dù biết bao lỗi lầm và thiếu sót của con người. Hơn hai ngàn năm Hội thánh vẫn đứng vững và vô số các thánh ở mọi thời, thuộc mọi nền văn hóa, chỉ ngần ấy thôi cũng là những bằng chứng cho biết Chúa Thánh Thần vẫn luôn hiện diện. Chính Người duy trì toàn thể Hội thánh trong sự thật, và dẫn dắt Hội thánh hiểu biết Thiên Chúa sâu sắc hơn. Chính Chúa Thánh Thần hoạt động trong các Bí tích và làm cho Kinh thánh trở nên sống động với ta. Ngày nay Người vẫn ban cho những ai mở rộng lòng với Người những ân huệ của Người (-> Đặc sủng). -> 203-206

Thánh Thần Chân lý sẽ dẫn chúng con đến sự thật hoàn toàn. (Ga 16,12-13)

Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến Người sẽ dẫn anh em đến sự thật toàn vẹn. (Ga 16,12-13) [/otw_shortcode_content_toggle]

120. Chúa Thánh Thần hoạt động thế nào trong đời tôi ?

[otw_shortcode_content_toggle title=”Chúa Thánh Thần mở lòng tôi đón nhận Thiên Chúa. Người dạy tôi cầu nguyện, và giúp tôi thực hành bác ái với tha nhân. (738-741)” opened=”closed”]

Theo thánh Augustinô, Chúa Thánh Thần là vị khách thầm lặng của hồn tôi. Muốn cảm nghiệm được Người có mặt, cần phải thinh lặng. Vị khách này thường tỏ mình ra một cách rất êm đềm trong ta và với ta, qua tiếng lương tâm hoặc qua tiếng thúc giục bên trong hay bên ngoài. Là “đền thờ của Chúa Thánh Thần” có nghĩa là luôn có mặt sẵn sàng cả hồn xác để tiếp đón vị khách là Thiên Chúa trong ta. Xác ta là như nhà ở của Chúa. Ta càng mở rộng lòng cho Chúa Thánh Thần, Người càng trở nên Thầy dạy ta sống và càng mau mắn ban các đặc sủng để xây dựng Hội Thánh. Nhờ đó thay cho các công việc của xác thịt, các hoa quả của Thần Khí sẽ tăng trưởng. -> 290-291, 293-297, 310-311

Các hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hòa, tiết độ. (Ga 5,22)

Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hòa, ghen tương, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, rượu chè, và những điều khác giống như vậy. (Ga 5,19-21) [/otw_shortcode_content_toggle]