Nên Thánh Đối Với Thiếu Nhi Và Giáo Lý Viên

“Uốn cây từ thuở còn non,
Dạy con từ thuở con còn thơ ngây”

Câu ca dao trên cho thấy, từ rất sớm, các bậc Tiền nhân của chúng ta đã coi trọng việc giáo dục trẻ thơ. Bởi lẽ tâm hồn các em như tờ giấy trắng, khi viết điều gì thì khó mà xóa nhòa. Chúa Giêsu cũng quan tâm đến trẻ nhỏ và dành cho các em tình thương mến đặc biệt. Cả ba tác giả Tin Mừng nhất lãm đều thuật lại, khi thấy có người ngăn cản trẻ em đến với Chúa, thì Người nói: “Hãy để trẻ em đến với Thầy, đừng ngăn cấm chúng, vì Nước Trời là của những ai giống như chúng” (Mt 18,14)

Đọc tiếp

Bến Đỗ Bình An

Cuộc đời như dòng sông, trôi về muôn hướng. Sống ở đời vừa là chọn lựa cho mình một hướng đi, vừa là khôn ngoan tìm về một bến đỗ. Người ta nói “thân gái mười hai bến nước” có nghĩa cuộc đời người phụ nữ có nhiều long đong thiệt thòi. Có người giải thích “mười hai bến nước” tương ứng với mười hai con giáp hay mười hai giai tầng của xã hội xưa. Thực ra, không phải chỉ người phụ nữ mới long đong mười hai bến nước, mà tất cả những ai sinh ra ở đời đều phải lận đận long đong. Giữa những bon chen tính toán của đời thường, cần lắm một bến đỗ an bình, ..

Đọc tiếp

Biết Đủ

Những nhân viên y tế khoa sản và những ai có dịp chứng kiến người mẹ sinh con, đều làm chứng rằng, khi lọt lòng mẹ, đứa trẻ nào cũng cất tiếng khóc và nắm chặt đôi bàn tay. Khóc là dấu hiệu của tâm trạng không hài lòng. Nắm chặt bàn tay là biểu tượng của tham vọng quyền lực. Vì khởi đầu cuộc sống với tiếng khóc, nên suốt đời người ta chẳng bao giờ thoả mãn. Vì bước vào đời với hai bàn tay nắm chặt, nên trọn kiếp chẳng bao giờ người ta bằng lòng. Tuy nhiên, cuộc sống này đa dạng phức tạp không thể làm hài lòng hết mọi người được. Một điều làm hài lòng người này thì lại làm mất lòng người kia. Tiếng sáo diều lúc hoàng hôn làm mê mẩn lòng người, nhưng lại khiến một bệnh nhân đang đau đầu cảm thấy khó chịu.

Đọc tiếp

Đức TGM Giuse Vũ Văn Thiên Chính Thức Mang Dây Pallium: Biểu Tượng Của Sự Hiệp Nhất Và Sứ Vụ

Thứ Ba (06/8/2019), tại Nhà thờ Chính Tòa Hà Nội, Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, Đại diện không thường trú của Tòa Thánh tại Việt Nam đã đeo dây Pallium cho Đức Tổng Giám mục (TGM) Giuse Vũ Văn Thiên như biểu tượng của sự hiệp nhất và việc chăm sóc không chỉ trong Tổng giáo phận Hà Nội, mà còn cả Giáo tỉnh Hà Nội.

Dây Pallium mà lần đầu tiên Đức TGM Giuse mang trên mình đây, chính là chiếc dây mà ngài được Đức Thánh Cha (ĐTC) Phanxicô làm phép và trao cho cùng với 31 vị tân TGM khác vào ngày 29/6/2019 vừa qua tại Vatican. Kể từ đầu năm 2015, ĐTC Phan-xi-cô đã thay đổi nghi thức trao dây Pallium cho các tân Tổng Giám Mục chính tòa.

Đọc tiếp

Vatican News Phỏng Vấn ĐC Giuse Vũ Văn Thiên Nhân Dịp Nhận Dây Pallium

Nhân dịp Đức cha Giuse Vũ Văn Thiên đến Roma nhận dây Pallium, Vatican News đã xin ngài một cuộc phỏng vấn tại phòng thu của Vatican News

Một trong những câu hỏi phỏng vấn:

4. HĐGMVN vừa ra “Thư gửi Cộng đồng Dân Chúa về một số lưu ý trong đời sống đức tin”. Nội dung của thư liên quan thế nào trong bối cảnh Giáo Tỉnh Hà Nội?

Đọc tiếp

Xin Ngài Thương Con

“Xin Ngài thương con!”. Đó cũng là lời kinh của một người vừa nằm xuống. Cuộc sống dương gian là cuộc bon chen nghiệt ngã. Con người rong ruổi ngược xuôi với cơm áo gạo tiền, lãng quên Thiên Chúa và lời chỉ bảo của Ngài. Lúc kết thúc cuộc đời, mới ngỡ ra rằng “sinh nhật đã tàn, mệnh chung đã tới”. Cảm nhận đời mình tội nhiều hơn phúc, người đã nằm xuống hối hận nhưng chẳng còn thời gian để làm lại cuộc đời. “Nếu Chúa chấp tội nào ai rỗi được!”. Lời cầu xin của người còn sống sẽ giúp người ra đi được ơn tha thứ, được ơn thanh tẩy và đón nhận trong Nhà Cha vĩnh cửu.

Đọc tiếp

Màu Tím Mùa Chay

Trước hết, màu tím là sắc màu của sám hối. Con người rong ruổi ngược xuôi, cần lắm những giờ phút lắng đọng để nhận ra tình trạng thật của mình. Vì ham làm giàu, vì muốn hòa nhập, vì thỏa chí đam mê… nên nhiều khi chúng ta đánh mất mình. Người ta gọi đó là tình trạng “vong bản”. Khi đã trót nhúng chàm, người ta tiếp tục trượt sâu trên triền dốc sa đọa, bất chấp cả những lời khuyên của cha mẹ bạn bè. Sám hối giống như khoảng lặng trên bản nhạc cuộc đời, tránh xa những ồn ào để nhìn lại lời nói, tư tưởng và việc làm của mình. Nhờ sám hối, chúng ta khiêm tốn nhận mình là tội nhân trước mặt Chúa. Sám hối cũng giúp chúng ta thành tâm nhìn nhận những khuyết điểm đã gây ra cho anh chị em mình. Là những Kitô hữu, ai trong chúng ta hẳn đều đã trải nghiệm tâm trạng thanh thản nhẹ nhàng sau khi lãnh nhận Bí tích Hòa giải.

Đọc tiếp