Ki-Tô Hữu Sống Đạo: Chọn Chúa Hay Chọn Việc Của Chúa

Nhiều Ki-tô hữu rất hăng say làm việc của Chúa, của Hội thánh, của cộng đoàn, nhưng lại lơ là trong đời sống đức tin. Đối với họ, việc của Chúa hấp dẫn hơn là chính Chúa. Do đó, họ có thể hy sinh tất cả, kể cả mạng sống, để làm thật nhiều việc của Chúa. Đó là căn bệnh mà bất kỳ người Ki-tô hữu nào cũng có thể mắc phải. Căn bệnh này có nguy cơ làm cho chúng ta xa Chúa, quên Chúa, lấy mình làm trung tâm thay vì quy hướng về Chúa, sa đà vào tình trạng phô trương, chiến thắng…

Đọc tiếp

Thánh Phêrô, Vị Giáo Hoàng Tiên Khởi: Chuyên Cần Và Liên Kết Với Mọi Người Trong Cầu Nguyện

Vị tông đồ tự hỏi vì sao lại xảy ra tình cảnh này. Ngài đã tìm ra hai nguyên nhân chính. Thứ nhất, do người ta để cho những dục vọng, ý riêng, lòng ích kỉ thống trị mình (x. Gc 4, 1-2a); thứ hai, vì thiếu cầu nguyện: “Anh em không xin” (Gc 4, 2b), hoặc cầu nguyện theo cách không thể giải thích được: “Anh em xin mà không được, là vì anh em xin với tà ý, để lãng phí trong việc hưởng lạc” (Gc 4, 3).

Đọc tiếp

Linh Mục: Trái Tim Mang Nhiều Thương Tích Vì Lòng Yêu Mến

Đối với các linh mục của Chúa Kitô cũng vậy. Linh mục được xức dầu để phục vụ dân Thiên Chúa, chứ không phải được chọn để làm theo ý riêng của mình, nhưng là gần gũi với đàn chiên mà Thiên Chúa đã trao phó. Không ai bị loại trừ ra khỏi trái tim của các mục tử, cũng không ai bị loại trừ ra khỏi lời cầu nguyện và nụ cười của các linh mục. Với cái nhìn đầy yêu thương và với trái tim của người cha, các linh mục đón nhận, hòa nhập và những khi cần phải sửa dạy ai đó, các linh mục phải gần gũi với con chiên của mình hơn. Họ không bao giờ được phép khinh thường một ai, nhưng phải sẵn sàng để bị ‘vấy bẩn’ đôi bàn tay của mình.

Đọc tiếp

Chúa Ba Ngôi Trong Đời Sống Hội Thánh

Chính vì vậy mà kể từ Công Đồng Chung Vaticanô II, nhiều thần học gia chủ trương trình bày học thuyết Chúa Ba Ngôi bớt dựa trên các luận chứng lý trí mà thiên về các suy tư linh đạo. Nói cách khác, việc vận dụng nguyên tắc lý trí để giải trình và biện hộ cho nội dung đức tin đã được các Giáo Phụ và biết bao thế hệ thần học gia của Hội Thánh thực hiện cách xuất sắc. Ngày nay, nhiệm vụ cấp bách hơn được đặt ra đối với các giáo huấn của Hội Thánh là làm sao giúp cho các Kitô Hữu sống đức tin cách hiệu quả nhất.

Đọc tiếp

Chúa Thánh Thần Trong Cuộc Đời Người Trẻ

Nếu tuổi trẻ là giai đoạn của nhiều ước mơ, thì chính Chúa Thánh Thần sẽ đưa ước mơ ấy thành hiện thực. Bên cạnh người trẻ luôn có một Đấng quyền năng, hiểu biết, đạo đức, khôn ngoan và can đảm. Ngài luôn sẵn lòng đổ đầy nhiệt huyết và sức sống vào cuộc đời người trẻ. Nếu người trẻ muốn đi vào tương quan với Đức Giêsu, thì chính Chúa Thánh Thần làm cho các bạn càng ngày càng đi sâu vào con tim của Đức Giêsu. Khi đó, thành công, hạnh phúc và bình an là điều người trẻ có thể cảm nhận và nắm bắt được.

Đọc tiếp

Niềm Hy Vọng Chữa Lành

Di sản thương tích gây ra nơi ta khiến ta có thể cảm thấy như đang phải mang vác gánh nặng nề. Làm thế nào chúng ta có thể cảm nhận được năng lượng sẵn sàng sống hết lòng trong những tương giao lành mạnh? Chúng ta có thể làm gì để chúng ta sẽ không gây thương tích cho những người mà chúng ta quan tâm chăm sóc? Có cách nào để chữa lành vết thương mà ta đã thừa hưởng từ gia đình không?

Đọc tiếp

Tháng Hoa Thời Đại Dịch

Tháng Hoa của những năm đầu thế kỷ 20 được ghi dấu đặc biệt với sự kiện Đức Mẹ lần đầu tiên hiện ra với ba trẻ làng Fatima vào ngày 13-5-1917. Hai trong số ba trẻ này đã được Mẹ Maria tiên báo là sẽ sớm được đưa về thiên đàng nếu biết siêng năng lần hạt Mân Côi, và quả thực, lần lượt trong năm 1919 và năm 1920, Francisco và Jacinta đã qua đời vì dịch Cúm Tây Ban Nha – một trong những đại dịch khủng khiếp nhất lịch sử, kéo dài từ đầu năm 1918 đến cuối năm 1920 – đã làm cho khoảng 500 triệu người trên toàn thế giới nhiễm bệnh, dẫn đến khoảng 50 đến 100 triệu ca tử vong 

Đọc tiếp