Lễ Suy Tôn Thánh Giá

Trong khi các chính quyền ngoại giáo coi thập giá là dấu hiệu của sự thất bại, đau khổ, đe dọa và thất bại, thập giá có ý nghĩa rất khác đối với các Kitô hữu. Đối với chúng ta, thập giá là khí cụ cứu rỗi chúng ta, từ đó Chúa Giêsu đã hoàn thành sứ vụ vĩ đại nhất của ngài: cứu chuộc thế giới. Vậy, thập giá của Chúa Kitô là một lời nhắc nhở về tình yêu vĩ đại của Thiên Chúa đối với mọi người nam cũng như nữ và trẻ em; thập giá là nguồn ơn tha thứ, hòa giải và bình an của chúng ta; thập giá là phương tiện để mọi người được hiệp thông tham dự vào sự sống và tình yêu của Thiên Chúa; đó là ngai vàng mà trên đó Chúa Giêsu đã thiết lập vương quốc của Thiên Chúa trong chính ngôi vị của ngài.

Đọc tiếp

Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria

Tất nhiên, chúng ta không thể biết chắc chắn Mẹ Thiên Chúa được sinh ra vào thời điểm nào, nhưng Giáo hội đã kỷ niệm ngày sinh của Mẹ Maria ít nhất là từ thế kỷ thứ sáu. Như thế, gần 15 thế kỷ nay, người Công giáo đã kỷ niệm ngày sinh của Đức Trinh nữ Maria, gọi là lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria.[1]

Giáo hội Công giáo kỷ niệm ngày sinh của Đức Trinh Nữ Maria với tư cách Mẹ là con của Thánh Gioakim và Thánh Anna, vào một ngày cố định truyền thống là ngày 8 tháng 9, chín tháng sau lễ Vô nhiễm Nguyên tội của Mẹ ngày 8 tháng 12.[2]

Đọc tiếp

Việc Huấn Luyện Chủng Sinh Tại Việt Nam Trước Hiện Tượng Tục Hóa

Dù được diễn tả cách nào, đề tài cũng đưa ra hai yếu tố căn bản cho việc suy tư. Yếu tố thứ nhất là ý nghĩa, biểu hiện và nguồn gốc của hiện tượng tục hóa. Yếu tố thứ hai là việc huấn luyện chủng sinh trước những vấn đề hiện tượng tục hóa gây ra. Khi nói về việc huấn luyện chủng sinh tại Việt Nam trước vấn đề tục hóa, có một câu hỏi nhỏ, nhưng quan trọng cần phải được trả lời là: Những biểu hiện tục hóa trên thế giới, có bao nhiêu phần là vấn đề của Việt Nam, hay nói cách khác, đặc tính của hiện tượng tục hóa tại Việt Nam là gì? Hiện tượng tục hóa khi sang tới Việt Nam, có mang theo nguyên vẹn các lý do đã làm nó phát sinh ra không?

Đọc tiếp

Những Nguyên Nhân Đưa Tới Bất Hạnh

Có thể bạn cho rằng do cô đơn, do bị đàn áp, do chiến tranh, do hận thù hay do vô thần. Nhưng như thế là bạn đã lầm.

Chỉ có một nguyên nhân duy nhất đưa tới bất hạnh: đó là do bạn đã có những tin tưởng sai lầm trong đầu mình, những sự tin tưởng phổ biến và được nhiều người tin nhận tới mức bạn chưa bao giờ đặt vấn đề về chúng. Chính vì những tin tưởng sai lầm này mà bạn nhìn thế giới và cả bản thân mình một cách lệch lạc.

Đọc tiếp

Tin Giả Và Kinh Thánh: Lời Nào Đáng Tin?

Đức thánh cha đã dành riêng sứ điệp của ngài cho hiện tượng “tin giả” (fake news) nhân Ngày Thế Giới Truyền Thông lần thứ 52. Theo Đức Phanxicô, “Hiệu quả của tin giả phụ thuộc trước hết là vào khả năng bắt chước các tin tức thực sự, đến mức xem ra có vẻ hợp lý. Thứ nữa, cái thông tin này tuy giả nhưng trở nên đáng tin nếu nó “nắm bắt” được sự chú ý của người dân bằng cách đánh trúng các thành kiến và những định kiến xã hội, và khai thác được những cảm xúc bộc phát như lo lắng, căm hờn, tức giận và thất vọng”.[2]

Đọc tiếp

Một Vài Bí Mật Nên Biết

Các đan sĩ có những bí mật đáng để chúng ta biết, và các bí mật này có thể vô giá trong thời đại dịch coronavirus buộc hàng triệu người trong chúng ta phải sống như đan tu.

Vì Covid-19, hàng triệu người buộc phải ở nhà, làm việc ở nhà, giãn cách xã hội với mọi người trừ người trong nhà và có tiếp xúc xã hội tối thiểu với bên ngoài. Một cách nào đó, dù muốn dù không, điều này đã làm nhiều người trong chúng ta thành tu sĩ. Đâu là bí mật để phát triển mạnh điểm này?

Đọc tiếp

Sự Thất Bại Nặng Nề Của Chúng Ta Trong Đức Bác Ái

Điều hiển nhiên đầu tiên là sự căm thù trần trụi có bên trong tiềm năng của chúng ta, làm cho chúng ta luôn có khuynh hướng biện minh cho các nền tảng đạo đức và tôn giáo: chúng ta đấu tranh cho sự thật, cho sự đúng đắn, cho công chính, cho Chúa, cho gia đình, cho nhà thờ, cho giáo lý đúng, cho việc giữ đạo, cho chính Chúa Kitô,… vì vậy sự tức giận và thù hận của chúng ta được biện minh.

Đọc tiếp