Khi Tôi Thở, Tôi Hy Vọng

Những câu chuyện chia sẻ đầy nước mắt của những gia đình mất đi người thân, những câu chuyện góp nhặt từ những tình nguyện viên tiếp tế vòng ngoài, và cả những ghi chép của những người ở tuyến đầu liệu có khiến những người được đóng dấu “sống sót qua đại dịch” sống khác đi, tử tế hơn, và yêu thương chân thành hơn sau khi COVID-19 qua đi?

Đọc tiếp

Đứng dưới chân Thánh Giá Chúa giữa đại dịch COVID-19

Theo lẽ thường dễ hiểu và cũng đúng thôi, với thân phận người, chúng ta sợ đau đớn, đau khổ, sỉ nhục, cay đắng, đói khát, thất nghiệp, bệnh tật, cái chết, mất người thân…những gì làm chúng ta bị tổn thương. Những ngày tháng này, đại dịch COVID-19 hoành hành trên khắp thế giới, cách riêng tại Việt Nam, nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh. Tin tức buồn, hình ảnh chết chóc tang thương tràn ngập trên truyền thông và cả ngay trong gia đình mỗi người chúng ta và điều này đã và đang gây ức chế tâm lý, sợ hãi, trầm cảm cho nhiều người.

Đọc tiếp

Chúa Nói Gì Với Ta Qua Cơn Đại Dịch?

Đứng trước thảm trạng này, có nhiều người thất vọng, trách móc và đổ lỗi cho nhau; có nhiều người than trách cả Chúa… Chúa đâu? Sao Ngài không ra tay? Ngài vẫn có đó! Im lặng! Trong thinh lặng của cầu nguyện chúng ta sẽ nghe được Chúa nói với chúng ta nhiều điều. Riêng tôi, đúng dịp Sài Gòn tròn 100 ngày giãn cách nghiêm ngặt (31/5-7/9), tôi ngồi ghi lại những điều Chúa muốn nói với chúng ta.

Đọc tiếp

Sự Chết, Đau Khổ, Sợ Hãi…: Đại Dịch Covid-19 Dưới Nhãn Quan Kinh Thánh

Quả thực, trong những trang Kinh Thánh, chúng ta có thể tìm thấy nhiều sự gợi ý cho việc suy tư (nếu không muốn nói chính là câu trả lời) cho những chất vấn hiện sinh mà đại dịch đặt ra cho mỗi chúng ta. Vì vậy, chúng ta thử xem xét một số đoạn Thánh Kinh để giúp chúng ta hiện thực hóa việc đọc trong khoảng thời gian tạm ngưng giữa nỗi sợ hãi về một dịch bệnh nguy hiểm và “sự im lặng của Thiên Chúa”.

Đọc tiếp

Nhật Ký Tu Sĩ Thiện Nguyện: Sài Gòn Và Bệnh Viện Covid Ca Đêm

Tôi cố gắng cảm nghiệm bằng con tim cũng đang thổn thức cùng nhịp đập với Sài Gòn và ánh nhìn của một người tin. Tôi biết Sài Gòn đang thấm mệt vì đang oằn vai gánh nặng, ôm vào lòng con người từ muôn phương. Tôi đang nghiêng tai nghe tiếng phố thở dài, cố nghe tiếng rao đêm bằng tiếng lòng quen thuộc – tiếng rao gắn liền của một thời ôn thi của tôi cũng như bao thế hệ sinh viên Sài Thành.

Đọc tiếp

Nhật Ký Tu Sĩ Thiện Nguyện: “Hãy Đến Mà Xem”

Theo triết học thì một trong ba khởi nguồn cho việc suy tư chính là sự tò mò. Con người là một hữu thể mở ra đến vô tận, luôn luôn muốn khám phá, muốn hiểu biết và không bao giờ thỏa mãn. Tôi cũng không ngoại lệ, trong mọi vấn đề đều luôn thắc mắc, luôn tò mò và ít thỏa mãn. Nhưng tôi cũng như đa số con người lại dễ rơi vào những khẳng định theo định kiến, theo những kinh nghiệm mà mình quan sát, mình biết qua người khác hay sách vở, hay theo ý kiến của đám đông mà không có cơ sở chính xác, không có lý chứng… và tôi dừng lại coi đó là chân lý kiểu như Nathanaen khẳng định với Philipphê “Từ Nazareth, làm sao có cái gì hay được?” (x. Gioan 1, 45 – 51).

Đọc tiếp

Niềm Hy Vọng – Chìa Khóa Sống Tốt Mùa Dịch

Xem ra trong cơn đại họa, chúng ta cũng thấy có nhiều điểm son, điều tốt để rút tỉa cho cuộc sống.

Vậy là ĐẸP rồi, vậy là CÓ ĐIỂM SÁNG, vậy là chúng ta vẫn đón nhận được NIỀM VUI và có NHIỀU HY VỌNG khi chống chọi với cơn đại dịch này.

“Thà thắp lên một ngọn nến, hơn là ngồi nguyền rủa bóng đêm” Câu nói này thật đúng với chúng ta trong lúc này, tại đây…

Đọc tiếp