Thánh Anrê Dũng Lạc Và Các Bạn Tử Đạo


Lịch sử tử đạo của dân tộc Việt Nam giúp cho thế giới thấy rằng ngay tự xa xưa, Thập giá đã là một phần của đời sống người Việt, và chính đức tin Kitô giáo từng ăn sâu vào lòng đất Việt đã chứng tỏ sự can trường hơn bất cứ sức lực nào muốn tiêu diệt đức tin ấy.

Thánh Anrê Dũng Lạc là một trong 117 vị Tử đạo ở Việt Nam trong những năm từ 1820 đến 1862. Các ngài được phong Chân phước làm bốn đợt, từ 1900 đến 1951. Sau cùng, các ngài được Ðức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong Hiển thánh vào ngày 19.6.1988.

Kitô Giáo được người Bồ Ðào Nha đưa vào Việt Nam qua ba triều đại. Vào năm 1615, các linh mục dòng Tên mở khu hội truyền giáo đầu tiên ở Ðà Nẵng. Ở đây các cha coi sóc các người Công giáo Nhật Bản bị tống ra khỏi nước.

Vua chúa thời ấy cấm các nhà truyền giáo ngoại quốc không được du nhập vào Việt Nam và họ dụ dỗ người Việt chối đạo bằng cách bước qua Thập giá. Giống như thời kỳ cấm đạo ở bên Anh, các linh mục ở Việt Nam cũng phải trốn tránh trong nhà của giáo dân.

Có đến ba đợt bắt đạo cực kỳ khủng khiếp trong thế kỷ 19.

Kể từ năm 1820, trong sáu thập niên, có khoảng 100.000 đến 300.000 người Công Giáo đã bị giết hoặc bị đầy ải. Trong đợt bách hại đầu tiên các nhà truyền giáo ngoại quốc gồm các linh mục của Hội Thừa sai Paris, cũng như các linh mục Ða Minh người Tây Ban Nha và các người dòng ba.

Vào năm 1847 xảy ra cuộc bách hại lần thứ hai, khi nhà vua nghi ngờ các vị Thừa sai và Giáo dân Việt Nam đồng loã với lực lượng phản loạn để giết các con trai của vua.

Các vị Tử đạo sau cùng là 17 giáo dân, trong đó có một em 9 tuổi, được tử đạo năm 1862. Chính năm đó một Hiệp ước được Việt Nam ký kết với Pháp nhằm đảm bảo sự tự do tôn giáo cho người dân, nhưng Hiệp ước đó không được tôn trọng.

Lịch sử tử đạo của dân tộc Việt Nam giúp cho thế giới thấy rằng ngay tự xa xưa, Thập giá đã là một phần của đời sống người Việt, và chính đức tin Kitô giáo từng ăn sâu vào lòng đất Việt đã chứng tỏ sự can trường hơn bất cứ sức lực nào muốn tiêu diệt đức tin ấy.