Sắc Lệnh Của Bộ Phụng Tự Và Kỷ Luật Các Bí Tích Về Nghi Thức Rửa Chân Trong Thánh Lễ Tiệc Ly

WHĐ (26.03.2018) – Ngày 20 tháng Mười Hai 2014, Đức giáo hoàng Phanxicô đã gửi thư cho Đức hồng y Robert Sarah, Bộ trưởng Bộ Phụng tự và Kỷ luật các Bí tích, về Nghi thức Rửa chân trong Tam nhật Vượt qua.

Trong thư, Đức giáo hoàng viết:

“Sau khi suy xét kỹ lưỡng, tôi đi đến quyết định thay đổi phần chữ đỏ trong Sách Lễ Roma. Từ nay trở đi, những người được các mục tử chọn rửa chân không nhất thiết phải là quý ông hoặc trẻ nam, nhưng có thể thuộc mọi thành phần trong dân Chúa. Điều cần thiết là phải hướng dẫn đầy đủ cho những người được chọn về ý nghĩa của nghi thức”.

Đọc tiếp

Đầu năm Mậu Tuất – Tản mạn về chó

Chúng ta bước sang năm mới, năm Mậu Tuất, năm con chó, năm của những chú chó thông minh và trung thành của cả Đông lẫn Tây phương. Đối với người Việt Nam, chó là động vật trong nhà, nhưng lại là món khoái khẩu của nhiều người. Chó được xếp vào 12 con giáp ở vị trí thứ 11 với chi Tuất, vì thế là Tết Mậu Tuất 2018, và thuộc lục súc, nhưng may mắn “Mèo đến nhà thì khó, Chó đến nhà thì sang”. Trong nhà đạo, có lắm chuyện về con chó, từ chuyện vui đến chuyện

Đọc tiếp

Tại sao người Công giáo làm dấu trước khi cầu nguyện?

Nhìn vào một nhóm tín hữu Kitô thuộc các hệ phái khác nhau cùng nhau cầu nguyện, người ta dễ dàng nhận ra đâu là người Công giáo. Thay vì bắt đầu cầu nguyện ngay với những lời thân thưa cùng Thiên Chúa Cha, người Công giáo giơ tay lên phác ra trên thân mình hay trên trán mình một dấu thánh giá . Tại sao họ làm vậy? Đấy có phải là một nghi lễ mang tính mê tín dị đoan? Trước hết, chúng ta cùng nhau tìm hiểu lịch sử của nó. Theo các tác phẩm, sách vở

Đọc tiếp

Mặt nhật?

Mặt nhật gắn liền với việc chầu Thánh Thể, vật dụng dùng trong phụng vụ này đã có từ thời Trung Cổ. Các hình thức biểu tỏ ra niềm tin vào sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể, đã phát triển qua dòng thời gian. Một trong những tiến triển đó là việc tôn thờ Thánh Thể ngoài thánh lễ và bên ngoài nhà tạm. Để cho việc cử hành phụng thờ này được thuận tiện, người ta đã dùng tới một vật dụng phụng vụ gọi là “mặt nhật”. Monstrace (mặt nhật) có gốc

Đọc tiếp

Đức Thánh Cha Phanxicô ban hành Tự sắc về vấn đề dịch các bản văn phụng vụ

WHĐ (10.09.2017) – Hôm thứ Bảy 9 tháng Chín 2017, Phòng Báo chí Toà Thánh đã công bố một Tông thư dưới hình thức Tự sắc của Đức Thánh Cha Phanxicô, sẽ bắt đầu áp dụng vào ngày 1 tháng Mười sắp tới. “Tông thư ban hành theo dạng Tự sắc Magnum Principium qua đó một số điểm của Điều 838 trong Bộ Giáo luật được sửa đổi” được Đức Thánh Cha ký ngày 03-09-2017, nhằm sửa đổi Điều 838 của Bộ Giáo luật về vấn đề dịch các bản văn phụng vụ sang các ngôn ngữ bản địa.

Kể từ Công đồng Vatican II, công việc dịch các bản văn phụng vụ đã được quy định bởi các quy luật và các hướng dẫn rất rõ ràng do cơ quan có thẩm quyền ban hành, đó là Bộ Phụng Tự thánh và Kỷ luật các Bí tích;…

Đọc tiếp

Bàn Thờ : Lịch Sử – Ý Nghĩa – Thực Hành (P3)

3) Thực hành Trong phần này, chúng ta sẽ bàn đến các vấn đề cụ thể liên quan đến bàn thờ như: số lượng bàn thờ; chất liệu, hình dáng, kích cỡ và vị trí của bàn thờ trong thánh đường; cũng như một số đối tượng ở gần hoặc trên bàn thờ như thánh giá, hoa và nến… Theo QCSL số 298: “Trong mọi thánh đường phải có bàn thờ cố định tượng trưng cách rõ ràng và thường xuyên cho Chúa Giêsu Kitô, tảng đá sống động (1 P 2,4; x. Ep 2,20). Còn trong các nơi khác, dùng

Đọc tiếp