Chúa Nhật VII Phục Sinh – Chúa Thăng Thiên


CN 7 PS C

CHÚA THĂNG THIÊN

29-5-2022

CHẦU THÁNH THỂ

Giáo xứ` Ngọc Quang

GIÁO HUẤN SỐ 27

NGƯỜI TRẺ VỚI NHỮNG GỐC RỄ

Các giấc mơ và các thị kiến (tt)

Chúng ta, những người cao tuổi, có thể trao gì có những tham vọng táo bạo lẫn những bất an của riêng họ, rằng một đời sống mà không có tình yêu là một đời sống khô cằn. Chúng ta có thể kể cho họ điều gì ? Chúng ta có thể nói với người trẻ đang sợ hãi rằng họ có thể vượt qua nỗi lo lắng về tương lai ? Chúng ta có th6e dạy họ điều gì ? Chúng ta có thể dạy những bạn trẻ đôi khi quá loay hoay với chính mình rằng ch o thì vui hơn nhận, và rằng tình yêu không chỉ thể hiện một lời nói, mà cả nơi hành động nữa (Tông huấn Đức Ki-tô hằng sống, số 197).

 ———————

CN 7 PS C

CHÚA THĂNG THIÊN

(Cv 1,1-11; Ep 1,17-23 (Dt 9,24-28); Lc 24,46-53)

Hương vị thiên đàng

Nhiều người hy sinh cho việc từ thiện bác ái. Ờ tỉnh Ran Ran (Phú Yên), bà phu nhân quan phủ, tên là Maria Mađalêna (công chúa Ngọc Liên) đã lập một nhà thương giúp đỡ những người bệnh hoạn tật nguyền và đưa được nhiều người trở lại. Nhiều người nuôi nhận trẻ em bên lương.

Rồi những gương hy sinh vì đạo cũng không ít. Ở huyện Baobam (Qui Nhơn), cha (Đắc Lộ) gặp mấy người bị tước quyền chức địa vị chỉ vì mang tên Công giáo, khi nghe tin họ thản nhiên vui vẻ như khi người ta được tin mừng, được một bổng lộc gì lớn lao. Ở tỉnh Chàm (Quảng Nam) đang khi hai cha đi thăm các họ đạo cùng Bắc cùng Nam, chỉ có một mình cha Ruben ở lại cửa Hội An để chờ lúc gió mùa kéo buồm xuôi Phi Luật Tân, một hôm quan trấn ‘kẻ thù’ nổi tiếng của đạo Ki-tô, cho lính khám các nhà đàn anh trùm trưởng trong họ và tịch thu các ảnh tượng. Ông An-rê và hai người con nhỏ với một số đàn anh bị trói dẫn ra cửa Hội An và bị phạt trượng ở nơi công cộng. Ông còn muốn bắt cả cha Ruben ra chứng kiến việc thiêu hủy các ảnh tượng.

Đi đôi vói lòng đạo đức sốt sắng và lòng trung thành bền vững can đảm xưng đạo, Chúa lại ban nhiều ơn lạ. Ở tỉnh Ran Ran nhờ nước phép rửa, hai bà bị quỉ ám được giải phóng. Cũng ở tỉnh đó, một thầy lang danh tiếng suốt đời hi sinh giúp đỡ các bệnh nhân và đồng thời cứu linh hồn họ, trong mấy tháng cuối đời ông đã được Chúa ban cho ơn ngất trí, cảm trước những hương vị thiên đàng và từ đó mong muốn trở về với Chúa, ông đã được ơn chết lành, khuôn mặt hớn hở vui vẻ khác thường. Một cái chết đầy ý nghĩa Công giáo.

Lòng sốt sắng bền vững xưng đạo và những ơn lạ Chúa ban đó là những nguồn an ủi vô ngần của các cha giữa những vất vả hy sinh của các cuộc thăm viếng. Thực  vậy, nguồn an ủi mà tôi (Đắc Lộ) nhận được khi gặp họ và thấy họ sốt sắng như thế, nó vượt quá những điếu tôi có thể nói ra. Đến lúc này ngồi ghi lại những cảm tình vui sướng và nhớ lại những êm dịu tràn đầy trái tim lúc đó, mắt tôi còn ứa lệ và tôi cho rằng trên đời những mối hoan hỉ của con người chỉ đến thế là cùng không thể có hơn được nữa. Vì thế, cha (Đắc Lộ) quên cả nhọc nhằn và có lúc không hiểu rằng mình còn ở dưới đất hay đã đang sống trên thiên đàng (Nguyễn Hồng, Lịch Sử Truyền Giáo Ở Việt Nam, tập 1, trang 150-151).

Ông Đề, người con cả của quan phủ Qui Nhơn

Theo lệnh bề trên tỉnh dòng, cha Buzomi lên cửa Hội An lấy tầu về Áo Môn chữa bệnh, nhưng Chúa còn muốn cha tiếp tục ở lại truyền giáo cho dân VN, trước khi tầu nhổ neo thì cha bình phục. Cha trở lại Qui Nhơn, đem theo hai cha Pina và Borri.

Vào tháng 7-1618, quan phủ Qui Nhơn làm cho các cha một ngôi nhá gỗ rộng rãi ở Nước Mặn (Gò Thị). Ông dùng voi đưa các cha từ phủ xuống ngôi nhà mới. Các cha được yên ổn tự do hoạt động truyền giáo. Thỉnh thoảng ông lại sai gia nhân đầy tớ đem lúa gạo thức ăn xuống cho các cha, không để các cha phải thiếu một thức gì. Đôi khi ông còn đích thân đến thăm bàn chuyện tôn giáo với các cha. Một hôm ông còn sai hơn 1000 tráng đinh khiêng cột kèo đã làm sẵn, đến dựng cho các cha một ngôi nhà thờ, và chỉ trong một ngày là nhà thờ đã cất xong, với sự bỡ ngỡ thán phục của các cha.

Chẳng may sau hơn 1 năm, quan phủ bị cảm chết bất ngờ. Trước khi chết ông đã được các cha rửa tội. Các cha rất lo ngại có người phao đồn tin quan phủ trọng đãi các tây dương đạo trưởng nên bị chết.

Nhưng thái độ của ông Đề, người con cả của quan phủ, đã làm cho các cha không lo ngại. Ông xử đối với các cha rất tử tế. Khi các cha đến chia buồn và phúng viếng tang gia, lúc trở về ông cho voi đưa các cha về đến nhà. Thái độ quan Đề, các cha giải thích cho chúng ta : Theo tin tưởng của những người ngoại thì người chết tuy bị chôn vùi dưới đất, nhưng cũng biết công việc con cháu ở trên đất. Nếu con cháu xao nhãng việc ma chay cúng bái hay giỗ chạp hay bỏ giở công việc của cha ông  đang theo đuổi lúc sinh thời, thì hồn người chết sẽ về báo oán vợ con, đem bệnh tật, nghèo khổ, tai nạn và có khi còn làm chết. Ông Đề, người con cả của quan phủ, vì muốn cho linh hồn cụ thân sinh phù hộ cho gia đình mình, nên tiếp tục xử dãi tử tế với các cha. Các em và họ hàng bà con cũng bắt chước theo (Nguyễn Hồng, sđd, trang 64-65)

Bài đọc 1 (Cv 1,1-1) : Cha Sullivan viết về bđ1 như sau : Thánh Lu-ca bắt đầu viết quyển thứ hai, gọi là Công Vụ Các Tông Đồ. Ngài vắn tắt mô tả biến cố thân xác Chúa lên trời, sau những lời dạy dỗ. Ngài cho rằng Chúa lên trời ở núi Olivê, nơi sách Cv và cả nơi sách Tin Mừng (Lc 24,50). Nơi sách Cv, ngài cho rằng thời gian Chúa lên trời là sau 40 ngày Chúa sống lại. Còn các sách Tin Mừng khác, Chúa lên trời ngay sau Chúa sống lại. Đây cũng là niềm tin của Giáo Hội trong 3 thế kỷ đầu. Sang thế kỷ 4, lễ Chúa lên trời mới vào sau 40 ngày Chúa sống lại. Đối với thánh Lu-ca, 40 ngày không phải là con số, mà là sự hiện diện thân xac của Chúa với các tông đồ (The Sunday Readings, trang 185).

Sách Tân Ước 2022 của nhóm CGKPV cắt nghĩa 40 ngày như sau : “Trong Lc 24,36-51, Đức Giê-su phục sinh hiện ra với các tông đồ, rồi lên trời  ngay trong buổi chiều ngày Phục Sinh. Tin Mừng Lc dụng ý thần học, không thể tách biệt mầu nhiệm Phục Sinh và Thăng Thiên của Chúa Giê-su. Ở đây 40 ngày là biểu tượng cho thời gian đầy đủ để các tông đồ tiếp thu được giáo huấn của Đức Giê-su và hiểu được chính sứ mạng của Người (trang 461)  

Bài Tin Mừng (Lc 24,46-53): Cha Nguyễn Công Đoan viết: “Lu-ca kể vắn tắt. Sau khi dạy dỗ và căn dặn các môn đệ ở lại Giê-ru-sa-lem chờ lãnh nhận quyền năng Thánh Thần, “Người dẫn các ông tới gần Bê-ta-ni-a, rồi giơ tay chúc lành cho các ông. Và đang khi chúc lành thì Người rời khỏi các ông và được rước lên trời”. Khi lên Giê-ru-sa-lem thì cũng tới đoạn đường này Chúa sai môn đệ đi dắt con lừa con vè cho Chúa cỡi (Lc 19,28) vào Giê-ru-sa-lem. Hôm nay khi ra tới đây  thì Chúa được rước lên trời. Mở đầu sách TM tư tế Da-ca-ri-a vào Đền Thờ dâng hương, khi trở ra thì câm không nói được nên không thể chúc lành cho dân. Còn Chúa Giê-su , sau khi đã hiến dâng chính mình (22,19 : “Đây là Mình Thầy hiến dâng vì anh em”) thì “giơ tay chúc lành và đang khi chúc lành thì Người rời khỏi các ông và được đem lên trời”. Thế là nơi Chúa Giê-su Thiên Chúa thực hiện lời hứa cho Áp-ra-ham : “Nhờ Ngươi mọi gia tộc trên mặt đất sẽ được chúc phúc” (St 12,3). Chúa Giê-su lên trời đang khi giờ tay chúc lành. Thư Hip-ri sẽ giải thích : “Người có thể đem ơn cứu độ vĩnh viễn cho những ai nhờ Người mà tiến lại gần Thiên Chúa, vì Người hằng sống để chuyển cầu cho họ” (Hr 7,25). “Người đã vào chính cõi trời, để giờ đây ra đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta” (Hr 9,24). Thư Híp-ri tiếp tục giải thích ý nghĩa việc Chúa Giê-su lên trời trong các chương 8-10. Chúa là Thượng Tế đem chính máu  của mình vào thánh cung trên trời mà đem lại ơn tha tội và hoàn tất Giao Ước Mới (Tĩnh Tâm Với Sách Tin Mừng Lu-ca, trang 134-135).

Cha Sullivan thì viết :  “Thánh Lu-ca kết thúc sách Tin Mừng bằng ba lần hiện ra của Chúa sống lại : Lần thứ nhất với 2 môn đệ trên đường Em-mau  (24, 13-31); lần thứ hai với thánh Phê-rô (24,34); lần thư ba với vài môn đệ (24,36-51). Cả ba lần xảy ra ngày Phục sinh”.

Cha viết tiếp : “Cái chết của một phần tử gia đình hay của một người bạn thân, là một nỗi buồn vô cùng, đối với người vô thần. Họ xác tín rằng không có Thiên Chúa, không có đời sau, và vì thế người thân, người bạn trở thành bụi đất nơi mồ mả, không bao giờ được gặp lại. Quan niệm đó chấm dứt mọi kỳ vọng, mọi niềm vui và mọi sự mong muốn. Cám ơn Chúa, chúng ta được biết chết không phải là hết. Lễ lên trời của Chúa hôm nay là bằng chứng cho đức tin của chúng ta. Từ nấm mồ, chúng ta sẽ sống lại với thân xác vinh quang của chúng ta và lên trời giống như Chúa Giê-su. Chúng ta bắt đầu một cuộc sống thật, một cuộc sống hạnh phúc (Sunday Readings, trang 189)

Bài đọc 2 (Ep 1,17-23) : Cha Sullivan viết về bđ2 như sau : Thánh Phao-lô nhắc cho những người Ê-phê-sô mới trở lại cũng như chúng ta hôm nay. Ngài cầu xin Thiên Chúa soi sáng tâm trí chúng ta cố gắng hiểu và đón nhận những việc vĩ đại Thiên Chúa làm cho chúng ta qua việc nhập thể, chết, sống lại và lên trời của Đấng Cứu Thế, Đức Giê-su Ki-tô… Chúa Ki-tô xuống thế gian để ban cho chúng ta có khả năng lên trời (Sunday Readings, trang 187-188).

Thứ hai Mùa Mừng

Chúa Giê-su lên trới

Ta hãy xin cho được sai mộ những sự trên trời.

Cầu nguyện

Lạy Thiên Chúa toàn năng hằng hữu

Xin cho cộng đoàn chúng con

biết hoan hỉ vui mừng mà dâng lời cảm tạ,

vì hôm nay Con Một Chúa đã lên trời vinh hiển

Là Thủ Lãnh, Người đã đi trước mở đường

dẫn chúng con vào Nước Chúa

khiến chúng con là những chi thể của Người

sẽ cùng Người hưởng phúc vinh quang.

Chúng con cầu xin nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng con.

 Linh mục Giuse Nguyễn Trung Thành