Mình Và Máu Thánh Chúa Ki-tô – Chúa Nhật XII

Thánh lễ chúng ta dâng được gọi là “cử hành Thánh Thể” hay Hy tế tạ ơn (Eucharistie). Trung tâm của Phụng vụ Thánh lễ là việc Chúa thiết lập Bí tích Thánh Thể. Những lời của Chúa Giêsu được linh mục chủ tế lặp lại cách khoan thai, rõ ràng và trân trọng: “Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn, vì này là mình Thầy… Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống, vì này là chén máu Thầy”. Trong ngôn ngữ bình dân, những lời này được gọi là “lời truyền phép”. Bởi lẽ, sau khi linh mục chủ tế đọc những lời này, thì bánh trở nên Mình Thánh Chúa Giêsu và rượu trở nên Máu Thánh Người. Thánh lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu được Đức Thánh Cha Urbano IV thiết lập từ năm 1264, một năm sau khi phép lạ Thánh Thể xảy ra tại Tiệp Khắc vào năm 1263.

Đọc tiếp

Lễ Chúa Ba Ngôi

Chúa Nhật đầu tiên sau Đại Lễ Kính Chúa Thánh Thần Hiện Xuống chính là Lễ Chúa Ba Ngôi. Phụng vụ Lời Chúa chỉ rõ, Chúa Cha là Đấng xếp đặt muôn cõi trời (x. Cn 8,22-31) Chúa Con, Đấng ban ân sủng (x.Rm 5,1-5); Chúa Thánh Thần là Đấng lãnh nhận từ Chúa Giêsu mà rao truyền cho các môn đệ (x.Ga 16, 12-15). Đó là Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh.

Người Kitô hữu chúng ta được rửa tội “Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần“. Khi bắt đầu cầu nguyện, chúng ta làm Dấu Thánh Giá trên trán, trên trái ngực và trên hai vai bằng cách cầu khẩn Thiên Chúa: Nhân danh Cha, và Con và Thánh Thần: đó là Chúa Ba Ngôi.

Đọc tiếp

Chúa Nhật VII Phục Sinh – Chúa Thăng Thiên

Đức Giêsu là Con Thiên Chúa nhập thể. Người về trời sau khi đã hoàn tất chương trình cứu độ. Người về với Chúa Cha, vì Người đã từ Chúa Cha mà đến. Dưới ánh sáng phục sinh, một nhãn quan mới về nhân sinh Kitô giáo đã mở ra: con người không đơn giản chỉ là “đầu đội trời, chân đạp đất”, mà họ đã thuộc về trời ngay khi họ đang sống nơi trần gian.

Hướng về trời không phải là một ảo tưởng hão huyền hay là một thứ “thuốc phiện mê dân”, nhưng là niềm hy vọng và niềm xác tín của Kitô hữu. Hướng về trời mở ra cho người tín hữu một chân trời hy vọng. Hy vọng là chờ đợi những điều tốt đẹp ở phía trước. Người tin Chúa biết rõ tương lai hậu vận đời mình, đó là được sống với Chúa, được chia sẻ vinh quang hạnh phúc với Ngài.

Đọc tiếp

Chúa Nhật VI Phục Sinh – Năm C

Bài Tin Mừng Thánh Gioan ghi lại tâm tình thương mến của Chúa Giêsu đối với các môn đệ. Những tâm tình thật thắm thiết và thiêng liêng. Người căn dặn các ông đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi, “vì Thầy đi và Thầy sẽ đến cùng anh em”. Đó cũng là những tâm tình Chúa Giêsu dành cho chúng ta, là những môn đệ của Người sau hai mươi thế kỷ. Bởi lẽ chúng ta cũng được mời gọi mạnh dạn làm chứng cho Chúa qua việc thực thi giáo huấn của Người. Chúa Thánh Thần sẽ soi sáng cho chúng ta, để nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã dạy. Mỗi tín hữu đều được trao sứ mạng loan truyền Đức Giêsu Phục sinh. Vì vậy, thời của Giáo Hội và cũng là thời của chúng ta, vì chúng ta làm thành Giáo Hội. Mỗi người đều là chi thể của thân thể, là Giáo Hội có Chúa Giêsu là Đầu.

Đọc tiếp

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm C

Khi bầu khí sôi động của ngày lễ Phục sinh và tuần Bát nhật đã lắng xuống, Giáo Hội mời gọi chúng ta lắng đọng tâm hồn để suy niệm lời giáo huấn của Chúa Giêsu, đồng thời cảm nhận Đấng Phục sinh đang hiện diện và tiếp tục giáo huấn chúng ta, để chuyên cần thực thi những lời dạy ấy. Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh đến hai chữ “yêu thương”.

Yêu thương đã là một trong những điểm nhấn quan trọng trong giáo huấn của Cựu ước. Yêu thương là cốt lõi trong lời dạy của Chúa Giêsu, đến nỗi Chúa gọi đó là giới răn mới, và là giới răn của Người. Yêu thương không phải một mệnh lệnh. Vì tình yêu không bao giờ cưỡng ép và bó buộc, nếu không chẳng còn phải là tình yêu. Tình yêu luôn là tự nguyện, là sự gắn bó thật lòng, chứ không phải giả tạo hay nhẫn nhịn.

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm C

Bước vào Chúa nhật thứ IV Phục Sinh, chúng ta có dịp đọc lại dụ ngôn “Vị Mục Tử nhân lành”. Phụng vụ mỗi năm trình bày cho chúng ta một khía cạnh. Năm nay, với vỏn vẹn 4 câu (Ga 10, 27-30), cũng đủ làm nổi bật Chúa Giêsu là Mục Tử tốt lành, thí mạng sống mình vì đàn chiên, Người đến để cho chiên được sống dồi dào (x. Ga 10, 28); “dẫn chiên đến nguồn nước sự sống và sẽ lau hết mọi giọt lệ nơi mắt họ” (Kh 7, 17). Người qui tụ tất cả về một đàn chiên duy nhất như lời Người phán: “Ta đã đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi nên ơn cứu độ cho đến tận cùng trái đất” (Is, 49, 6). Người là Con Thiên Chúa, và cũng chính là Thiên Chúa (x. Ga 10, 30).

Chúa nhật hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho ơn Thiên triệu. Chúng ta vẫn có thói quen gọi những người sống bậc tu trì là “được Chúa gọi – Thiên triệu”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật 2 Phục Sinh – Lòng Chúa Thương Xót – Năm C

Tông đồ Tôma đại diện cho trường phái hoài nghi, chỉ tin vào những gì cảm nghiệm bằng giác quan và sẵn sàng thách thức những điều kiện để tin. Cuộc gặp gỡ với Đấng Phục sinh đã cho ông một kinh nghiệm: Không phải chỉ những gì động chạm được bằng chân tay hay nhìn thấy tận mắt, thì mới đáng tin. Hơn nữa, “phúc cho những ai không thấy mà có lòng tin”.

Cùng với Tôma, chúng ta hãy tôn thờ Đấng Phục sinh và tuyên xưng Đức tin: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Câu tuyên xưng này cũng đồng nghĩa với lời kinh chúng ta vẫn đọc khi tôn vinh Lòng Chúa thương xót: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa!”. Hãy để Đấng Phục sinh đi vào cuộc đời chúng ta, để Người thay đổi tận căn trái tim và hành động của chúng ta. Nhờ được thấm nhuần Lòng Chúa thương xót, người Kitô hữu trở nên chứng nhân của Lòng Chúa xót thương.

Đọc tiếp