Năm Tý Nói Chuyện Chuột 2020


  1. Lý Lịch Chuột

Trong Encyclopedia

Chuột là loài gặm nhấm, thuộc loài có vú nhỏ. Chuột nhà thông dụng nhất. Chuột có mặt khắp các nước trên thế giới. Chuột hiện diện trong cả phòng thí nghiệm. Loài chuột cũng là loài vật để giải trí..

Trong phòng thí nghiệm chuột có thể sống đến 2 năm, nhưng thường chuột chỉ sống chừng 5 tháng. Chuột là mồi cho mèo, chó rừng, chồn, qụa, rắn, cả cho loài côn trùng. Chuột có khả năng thích ứng với môi trường, đứng vào loại thứ ba trong các vật.

Chuột là loài tác hại, phá hoại mùa màng, gieo rắc bệnh tật qua ký sinh trùng và phân.

Mõm chuột nhọn, tai nhỏ. Hình dáng dài, thon thon, đuôi không có lông. Chuột nặng từ 2,5 đến 34g.

Chuột ăn thịt, ăn chuột chết. Vào thời thiếu thức ăn chuột ăn đuôi của mình. Các hạt ngũ cốc và hoa trái là thức ăn chính, nên chúng phá hoại mùa màng. Chuột cũng ăn phân. Pho-mát cũng là món ăn của chuột, dầu không hợp gu mấy. Chuột thích thức ăn có đường, xôcôla.

Khi chuột vui, thỏa thích, chuột gặm nhấm với những chiếc răng đàng trước.

Chuột sống thành bầy. Những con chuột đực trở nên tác hại cho các con khác, khi nơi ở chật hẹp. Nơi ở khác nhau : trong rừng, thảo nguyên, trên núi. Chuột làm tổ để bảo vệ và giữ gìn hơi ấm.

Cả chuột đực lẫn chuột cái 50 ngày sau khi sinh có thể sinh nở. Lớn lên được 25 đến 40 ngày đã có kinh nguyệt lần đầu. Chu kỳ kinh nguyệt là 4-5 ngày, kéo dài 12 giờ, thường vào ban chiều.

Chuột mang thai độ 20 ngày. Chuột mới sinh không có lông, mắt nhắm, tai không nghe. Khoảng 3 tuần thì thôi bú. Chuột đực lớn hơn chuột cái.

Chuột là vật thí nghiệm tuyệt vời.

Chuột cũng là món ăn của con người.

Người cũng nuôi chuột làm cảnh.

  1. Tự Sự Cụ Tý

Hoàng Long, Tuổi Trẻ Cười Xuân 2008, trang 35

Ta đứng đầu mười hai con giáp

Xếp sòng rồng, trâu, cọp, rắn mèo

Ngựa, dê, gà, khỉ, chó, heo

Phải theo cắt cử vòng vèo luân phiên

Dòng họ ta ngày đêm nẩy nở

Khắp đồng quê ngõ phố ghe tàu…

Chuột chũi, chuột nhắt, chuột chù

Chuột nhà, chuột cống, chuột chù…ranh ma

Rúc rích khắp quán bar, phòng khách

Giỏi đục tường, khoét vách, moi kho…

Cắn khoai, nhai đậu, ăn ngô

Trộm thịt, cắp trứng, gặm bồ, nhấm khăn

Ngứa răng xé màn giăng, trướng rũ

Cũng không chê hòm tủ giấy tờ…

Hộ khẩu, sổ đỏ, hồ sơ…

Niêu cơm, xoong cá… chẳng chừa món chi !

Gieo dịch bệnh hiểm nguy độc hại

Khiến bao phen nhân loại tả tơi

Nghe tên khiếp đảm rụng rời

Tôn xưng “Cụ Tý” một đời tài ba !

Ta chỉ kém đại gia nửa bậc

Lũ lưu manh tham chức tham ô

Xơi càn, xực bẩn, nuốt dơ…

Đất đai, sắt thép, đồng đô, bạc vàng…

So nanh chuột, răng quan cực bén

Gặm món to ngọt lịm êm ru…

Chính danh quan chuột đen đầu

Dài đuôi bốn cẳng mõm chù thua xa

Năm Đinh Hợi chuyển qua Mậu Tý

Có nỗi lo nhắc khẽ quan huynh :

Năm chuột kỵ tuổi chúng mình

E chuột em với chuột anh tiêu tùng !

Có cách gì cứu nhau không ?

Kẻo em sập bẫy đôi còng…tay anh !

  1. Chuột Phá Kỷ Lục

    Ba Lon, Làng Cười, Xuân 2008, trang 10

     – Kỷ đẻ và gặm : Có hơn 3000 loại chuột. Chuột mang thai 21 ngày, cho con bú 21 ngày. Đến 70 ngày chuột con đã biết “mèo chuột”. Sau khi đẻ, chuột cái có thể đi đực. Chuột cái sống được 422 ngày. Mỗi lứa từ 7 đến 20 con. Một cặp vợ chồng, một năm có thể cho ra đời 2000 con.

Toàn vùng Đồng Tháp Mười có trên 6 triệu con chuột. Cứ một cặp đực cái một năm đẻ 70 chuột con.

     “Trời sinh thóc, Trời sinh chuột”.  Năm 1989 chuột phá 4 triệu tấn lúa ở Thái Lan, thiệt hại 420 triệu USD. Năm 1987 chuột phá 8,21 triệu tấn lúa. Thiệt hại 1 tỷ USD.

Chuột không biết đi lùi. Bỏ thức ăn vào ống tre, chuột vào ăn, không ra được.

      – Kỷ lục thích nghi : chuột đồng chỉ rời hang tối đa 800m. Tuy nhiên chúng cũng đi xa, di cư. Tháng 9-1960 hàng chục ngàn con chuột huyện Đại Từ, tỉnh Bắc Thái đi trong 3 đêm. Tháng 2-1971, trên các đảo ở Quảng Ninh, chuột hàng hàng lờp lớp lội qua suối.

      – Chuột trộm : Gặp ổ trứng, chuột dùng bốn chân ôm trứng, rồi nằm cho con khác cắn đuôi kéo đi.

 

  1. Cha Đẻ Của Con Chuột Vi Tính

Tiểu Vân, Làng Cười, Xuân Mậu Tý 2008, trang 11

Douglas Engelbart được vinh dự nhận giải thưởng Lemelson-MIT năm 1997 cùng số tiền 500.000 USD. Đây là giải thưởng lớn nhất dành  cho các phát minh mang tính đổi mới trên toàn thế giới.

Năm 1998 tên ông được đưa vào tòa nhà kỷ niệm những nhà phát minh quốc gia Hoa Kỳ.

Douglas từng nói : “Thật là tuyệt vời khi ta có thể thôi thúc được người khác miệt mài theo đuổi, phấn đấu để để đạt được ước mơ của mình”.

Phát minh ra “con chuột vi tính” và hệ điều hành Windows là những điều tuyệt vời mà ông đã làm để thực hiện câu nói này.

Douglas Engelbart luôn được xem là người đi trước thời đại. Thoạt tiên khi ông đưa ra những ý tưởng… hơi bị hoang đường. Nhiều người cười ông, nhưng về sau khi chính ông hoặc nguời khác biến chúng thành hiện thực thì mọi người lại mang ơn ông.

Khi Douglas hình dung con người đang ngồi trước máy vi tính, vô số… vô số những thông tin hiển thị, lướt rất nhanh và càng nhanh hơn cứ như “bay bay” trong không gian màn hình, sẽ giúp người ta trình bày và thiết lập các ý tưởng của mình một cách linh hoạt, với tốc độ…không thể nào tưởng tượng được, thì nhiều người cho rằng đúng là không thể nào tưởng tượng được.

Và đương niên khi mạng internet trở thành hiện thực thì nhân loại biết ơn ông.

Năm 1925 Douglas Engelbart chào đời tại tiểu bang Oregon.

Năm 1942 ông theo học ngành kỹ sư diện tử tại đại học bang Oregon. Sau hai năm gián đoạn vì gia nhập quân đội, ông tốt nghiệp loại xuất sắc năm 1948.

Ra trường ông làm việc tại phòng thí nghiệm NACA Ames, tiền thân của viện NASA ngày nay. Chính từ đây ông bắt đầu hình thành khái niệm “phát triển ý tưởng nhân loại”.

Cụm từ “phát riển ý tưởng nhân loại” của ông mang ý nghĩa làm sao mọi người có cơ hội để được nâng cao và phát huy khả năng của mình, để có thể giải quyết được những tình huống phức tạp trong cuộc sống, vừa đạt tới sự hiểu biết đủ đáp ứng cả những nhu cầu rất riêng tư.

Ông đã đơn giản hóa cách vận hành máy tính, biến nó từ một loại “siêu máy móc”, chỉ những nhà cao học cao siêu mới sử dụng được, trở thành một công cụ gần gũi với tất cả mọi người.

Năm 1964, “con chuột” đầu tiên ra đời chỉ với mục đích phục vụ những người thiết kế đồ họa trên máy tính.

Năm 1968 Douglas đã có một buổi thuyết trình trước công chúng dài 90 phút về  hệ thống máy tính “mạng lưới” (network) tại trung tâm nghiên cứu mở rộng đại học Stanford, và đây là lần đầu tiên “các đứa con” của ông ra mắt mọi người : “con chuột” và “hệ điều hành Windows”.

Năm 1970, Douglas nhận được bằng sáng chế cho mẫu “con chuột”, có vỏ hộp bằng gỗ gắn hai bánh xe nhỏ bằng kim loại nối với máy tính bằng một đoạn giây. Ông miêu tả nó như một sáng chế mang tính ứng dụng cao, một “vật chỉ thị vị trí trên màn hình vi tính”. Nó cho biết bạn đang đứng ở đâu.

Douglas Engelbart bật mí : “Tôi đặt tên cho nó là “con chuột”, vì nó có một cái “đuôi” dài thò lò ra đấy thôi !”.

  1. Chuột trong Kinh Thánh

Is 2,20 : Ngày đó con người sẽ ném  cho chuột chù, cho dơi những tà thần bằng bạc, tà thần bằng vàng của họ mà họ đã làm ra để thờ.

Lv 11,29 : Trong số các loài vật nhỏ lúc nhúc trên mặt đất, các ngươi phải coi những loài này là ô uế : chuột chũi, chuột nhắt, mọi thứ thằn lằn, tắc kè, kỳ đà, cắc ké, kỳ nhông, thạch sùng.

1Sm 6,4 : Người Philitinh lấy được Hòm Bia Thiên Chúa đem về. Hòm bia Thiên Chúa đã phạt người Philitinh. Người Philitinh hỏi các tư tế và thầy bói : “Chúng tôi phải làm gì với Hòm Bia Đức Chúa ? Xin cho chúng tôi biết phải trả Hòm Bia về chỗ cũ cách nào ?”. Họ đáp : “Nếu anh em trả lại Hòm Bia, thì đừng trả lại không; nhưng phải nộp cho Người một của lễ đền tội. Bấy giờ anh em sẽ khỏi bệnh và sẽ biết tại sao tay của Người đã không tha anh em”. Người Philitinh hỏi : “Của lễ đền tội chúng tôi phải nộp cho Người là gì ?Họ đáp : “Năm cái khối u bằng vàng và năm con chuột bằng vàng… là hình ảnh các khối u của anh em và hình ảnh các con chuột đang phá phách xứ sở.

Chuột với thánh Máctinô Porres

CG&DT Xuân 2008, trang 67

Tấm Lòng Vàng, trang 65-66

Ngày kia, có đàn chuột không biết từ đâu đến tu viện Đức Mẹ Mâm Côi cắn phá quần áo, đồ đạc. Các thày dòng tìm cách bỏ thuốc độc tiêu diệt chúng. Động lòng thương , thầy Mactinô goi một chú chuột nhắt và bảo : “Này chú chuột, bọn mi sắp nguy khốn rồi đấy ! Hãy chạy đi báo gấp các đồng bạn về tập trung lại ở cuối vườn. Ta sẽ nuôi sống nếu bọn mi không làm hại tu viện.

Nghe tin ấy chú chuột nhắt nhanh nhẹn chạy báo tin cho đồng bạn, và tong chốc lát, từng đàn chuột lớn nhỏ theo sát chân tường bò về phía cuối vườn. Giữ lời hứa, hàng ngày thày Máctinô đem đồ ăn nuôi chúng. Từ đấy tu viện không còn bị nạn chuột phá hoại nữa. Do đó, người ta khôi hài nói rằng : thày là “Ông bang trưởng loài chuột”

  1. Chuột Trong Cổ Tích

Nguyễn Đổng Chi, Kho Tàng Truyện Cổ Việt Nam,

  1. Sự tích mèo chuột Thấy các kho lẫm bị mất mát, Ngọc Hoàng trao cho Thử Thần (chuột) trông nom coi sóc. Thấy kho trời vô hạn, Thử Thần sinh lòng tham, đã bớt xén kho này một tí kho kia một tí. Chẳng bao lâu gia đình của Thử Thần giầu có. Lòng tham của Thử Thần cũng không che mắt được Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng bèn đày Thử Thần xuống trần gian ở với loài người. (Tập 2, trang1071)

     Tính nào tật nấy. Thử Thần xuống trần lại ăn cắp của con người. Con người kêu van Thổ Công. Thổ Công kêu lên Ngọc Hoàng. Ngọc Hoàng sai Miêu Thần, tức là con mèo, xuống trần trừ giệt Thử Thần.

  1. Rắn chuột trả ơn : Ở phường Yên Phụ Hà Nội có một ông già nghèo sống ở một cái lều ngoài đê. Nước lụt lớn, ông gác sàn để ở. Thấy có một con rắn và một con chuột ngoi lên bụi cây, ông vứt cơm cho ăn, nhờ thế chúng khỏi chết. Hết lụt rắn bảo chuột đục kho nhà vua lấy 50 hốt vàng đem bỏ trước sân nhà ân nhân. Ông già cất vào hũ chưa kịp giấu kín, thì bị quan coi kho dò tìm bắt được và đem bỏ tù. Đêm đến rắn liền bò vào cung cắn vào bụng vua, rồi cho ông già một thứ thuốc chữa. Vua lành bệnh, ban thưởng cho ông già (T.1, trang 388).
  1. Chuột Cống : Cúc Hoa bị bố là đình trưởng ép duyên, nàng sai con hầu mang cỗ dâng mẹ chồng và trao cho bà 8 nén vàng để lo ma chay khi chết. Hai đứa bất lương không đưa, chia nhau số vàng, nhưng sau đó bị đàn chuột lấy trộm vàng tha về cho Trạng. Trạng bèn phong chuột học vị hương cống (cử nhân) :

Trạng nguyên cầm lấy liền tay

Vàng kia đích thực của rày vợ tao

Chuột kia mày ở nơi nao ?

Vàng kia 8 nén đưa tao chớ chầy

Ơn vua tao sống về đây

Phong chức cho mày hương cống chuột kia…(T.1,t.791)

  1. Chuột Trong Ca Dao

Con chuột mà lọt bờ tre

Ông cống bắt được bẻ què một chân

Chuột chù chê khỉ rằng hôi

Khỉ mới trả lời cả họ mày thơm

Con chuột mắc bẫy

Bới gốc tre già

Đẽo ra đòn xóc

Chồng đi lính

Vợ ở nhà khóc hi hi…

Trời ơi sinh giặc làm chi

Cho chồng tôi phải ra đi chiến trường

Chuột kêu chút chít trong rương

Anh đi cho khéo, đụng giường mẹ hay

Chuột chê xó bếp chẳng ăn

Chó chê nhà dột ra nằm bụi tre.

Bước sang tháng sáu giá chân

Tháng một nằm trần bức đổ mồ hôi

Con chuột kéo cày lồi lồi

Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong.

Cưới nàng anh toan dẫn voi

Anh sợ quốc cấm nên thôi không bàn

Dẫn trâu sợ họ máu hàn

Dẫn bò sợ nhà nàng co gân

Miễn là có thú bốn chân

Dẫn con chuột béo mời dân mời làng.

Chàng dẫn thế, em lấy làm sang

Nỡ nào em lại phá ngang như là …

Người ta thách lợn thách gà

Nhà em thách cưới một nhà khoai lang

Củ to thì để mời làng

Còn như củ nhỏ họ hàng ăn chơi

Bao nhiêu củ mẻ chàng ơi

Để cho con trẻ ăn chơi giữ nhà

Bao nhiêu củ rím củ hà

Để cho con lợn con gà nó ăn

Nước đường mà đựng chậu thau

Ngồi trong cửa sổ chạm rồng

Chim loan gối phượng không chồng cũng hư

Sóng xao mình vịt ướt lông

Rùa kêu đá nổi thiếp không bỏ chàng

Con cọp mắc cạn dưới sông

Con thỏ trông thấy chổng mông lên gào

Giọng thấp rồi lại giọng cao

Gào lâu mỏi miệng, thỏ vào nằm queo

Bao giờ chuột đến với mèo

Cóc theo bắt bướm vịt trèo ngọn cau

Thì ta đây mới hết thảm sầu

Con mèo chèo cây cao

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà

Chú chuột đi chợ đường xa

Mua mắm mua muối giỗ cha chú mèo

Con mèo con mẻo con meo

Ai dạy mày trèo chẳng dạy em tao ?

Con mèo con mẻo con meo

Muốn ăn thịt chuột thì leo xà nhà

Con mèo con mẻo con meo

Vồ con chuột béo nhảy leo xà nhà.

Mèo khen mèo dài đuôi

Chuột khen chuột nhỏ dễ chui dễ trèo.

Chuột chù đeo đạc

Chuột chù nếm giấm

Chuột sa chỉnh gạo

Chuột đội vỏ trứng

Chuột chạy cùng sào

Chuột cắn  giây buộc mèo

Chuột chù lại có xạ hương

Chuột chù chê khỉ răng hôi

Khỉ lại trả lời cả họ mày thơm

Chuột chê xó bếp chẳng ăn

Chó chê nhà dột ra lần bụi tre

Chữ nhẫn là chữ tương vàng

Ai mà nhẫn được thì càng sống lâu

Bày đường chuột chạy

Cháy nhà ra mặt chuột

Chuột sa chỉnh gạo

Nói dối nói chuột

Ướt như chuột lột

  1. CHUỘT MT SIÊU LC SĨ

Dr W. Hanson, một giáo sư về sinh hóa thuộc Đại học D H Case Western Reserve, Cleveland Ohio vừa công bố một công trình khảo cứu về chuột đáng được chú ý.

Đó là sự tạo ra một giống chuột chuyển thể (transgenic mice) có khả năng và một thể lực vượt bực vô tiền khoáng hậu.

Nếu đem so sánh thành tích của giống chuột nầy với thành tích super của những nhà lực sĩ nổi tiếng nhất như vua xe đạp Lance Armstrong chẳng hạn thì chú chuột bé nhỏ cũng chẳng thua chàng lực sĩ Armstrong chút nào cả. Khảo cứu trên vừa được đăng tải vào tháng 10 vừa qua trong tạp chí Journal of Biological Chemistry, Hoa Kỳ. Vậy thành tích của chú chuột là thế nào? Xin thưa với các bạn, chuột được đem thí nghiệm trên thãm di động (treadmill) và nó có thể chạy liên tục với vận tốc 20 mét trong một phút tức là 1,2km/giờ trong vòng 6 tiếng đồng hồ mà không cần phải nghĩ ngơi một lần nào cả.

Xét về mặt hóa học, biến dưỡng của chuột lúc chạy cũng không mấy gì khác biệt với biến dưỡng ghi nhận trong người của vua xe đạp Lance Armstrong lúc leo đèo trong các cuộc tranh tài Tours de France.

Về mặt khoa học, chuột chuyển thể đã được gắn thêm một gene đặc biệt chủ định việc tạo ra enzyme phosphoenolypyruvate carboxykinases hay PEPCK-C. Được biết trong bộ gene (genome) của chuột bình thường cũng đã có sự hiện diện của gene PEPCK-C rồi và gene này chủ yếu chỉ tác động tại gan.

Ngược lại, gene PEPCK-C tăng cường ở chuột chuyển thể thì hay hơn vì nó có thể tác động thẳng trên tất cả các cơ của chuột và đồng thời kiểm soát, điều khiển việc sản xuất glucose (gluconeogenesis) và glycogene (glyceroneogenesis) là những chất đường dự phần trong việc tạo năng lượng.

Ngoài ra, hoạt động của PEPCK-C cũng rất cần thiết trong chu trình citric acid của ty lạp thể (mitochondrial citric acid cycle) để tạo năng lượng. Sự thặng dư năng lượng rất hữu ích để giúp đốt các acid béo trong các cơ và đồng thời cũng làm giảm chất lactic acid là chất làm cơ thể mệt mỏi khi hoạt động thái quá.

Chuột chuyển thể cũng sử dụng một số lượng thực phẩm 60% nhiều hơn số lượng thực phẩm của chuột bình thường. Tuy ăn nhiều như thế, nhưng chuột vẫn không có vẻ gì to lớn và điểm đặc biệt là nó có một cơ thể rất đẹp và thường sống dai hơn các chuột khác. Chỉ có một nhược điểm là nó rất hiếu chiến. Nếu là con cái, nó có thể đẻ con đến 2 năm rưỡi, trong khi chuột bình thường thời gian sinh sản sẽ chấm dứt trên một năm./.

Linh mục Giuse Nguyễn Trung Thành tổng hợp