Chúa Nhật II Mùa Chay – Năm B

Bài Tin Mừng: Câu chuyện Chúa Giêsu biến hình trên núi trong bài Tin Mừng hôm nay cũng nói lên niềm vui sau những gian nan thử thách. Các nhà Thánh Kinh cho rằng : viết lại câu chuyện này, thánh Máccô muốn khích lệ các tín hữu Rôma đang bị đau khổ và bị giết vì cuộc bách hại của các hoàng đế Rôma.

Cuộc biến hình của Chúa Giêsu, theo thánh Máccô, thì xảy ra “sáu ngày sau”, tức là sáu ngày sau khi Chúa Giêsu loan báo cuộc thương khó của Người, đến ngày thứ bảy Chúa biến hình vinh quang. Ngày thứ bảy cũng là ngày Chúa sống lại vinh quang.

Cuộc biến hình mô tả vinh quang của Chúa Giêsu qua nhiều hình ảnh: – Trước hết là núi cao – Thứ đến là y phục trắng tinh – Thứ ba là sự xuất hiện của hai ông Môsê và Êlia

Đọc tiếp

Chúa Nhật I Mùa Chay – Năm B

Các bài Tin Mừng (Phúc Âm) trong 5 chúa nhật Mùa Chay theo chu kỳ năm B là :

CN 1 :  Chúa Giêsu bị cám dỗ,

CN 2 :  Chúa Giêsu biến hình,

CN 3 :  Chúa Giêsu đuổi quân buôn bán ra khỏi  Đền thờ,

CN 4:   Cuộc đàm thoại giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô

CN 5 :  Cái chết của Chúa qua hình ảnh hạt lúa gieo vào lòng đất chết đi.

Theo sự sắp xếp như thế, chúng ta có thể nhìn ra ý hướng của Giáo hội trong Mùa Chay.

Trước hết là câu chuyện Chúa Giêsu bị cám dỗ của chúa nhật I hôm nay. Qua câu chuyện cám dỗ này, Giáo hội muốn nhắc nhớ chúng ta, như lời kinh Tiền Tụng là : “Người đã phá tan mưu chước của con rắn xưa mà dạy chúng con lướt thắng men gian tà”.

Đọc tiếp

Mồng Hai Tết – Kính Nhớ Tổ Tiên Ông Bà Cha Mẹ

Khi đem Tin Mừng vào đất nước Việt Nam, nhiều vị thừa sai đã ca ngợi : “Tại VN một thuận lợi lớn cho công việc truyền giáo, đó là tinh thần đạo hiếu“. Với người VN, hiếu thảo với cha mẹ là một đạo, đạo hiếu, đạo ông bà, đạo tổ tiên. Có thể nói : trước khi đạo Phật, đạo Công giáo truyền vào VN, thì người VN đã có đạo, đạo hiếu. Công ơn tổ tiên ông bà cha mẹ kể chẳng sao thấu.

Ca dao tục ngữ thì ca ngợi :

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Lên non mới biết non cao

Nuôi con mới biết công lao mẹ hiền

Đọc tiếp

Chúa Nhật VI TN Năm B

Bài Tin Mừng : Chúa Giêsu không những cho anh cùi lại gần, Ngài còn giơ tay sờ vào anh để chữa anh. Bài Tin Mừng kể : “Người mắc bệnh phong đến gặp Đức Giêsu, anh ta quì xuống van xin: ‘Nếu Ngài muốn Ngài có thể làm cho tôi được sạch’. Đức Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo : ‘Tôi muốn, anh hãy được sạch” (1,40.41).

Anh không nói : xin Chúa chữa cho anh khỏi bệnh, mà nói : xin Chúa chữa cho anh được sạch. Bởi vì, bệnh tật, nhất là bệnh cùi không những là một bệnh, mà còn là một tội, tội nặng. Sách Xuất Hành kể : khi người Ai Cập ngoan cố không chịu cho người Do Thái trở về quê hương, thì đã bị Thiên Chúa phạt cho bị bệnh cùi (Xh 9,8-12). Sách Đệ Nhị Luật cũng kể : Chúa cảnh cáo dân Do Thái : nếu không tuân giữ các giới răn Chúa thì sẽ bị Thiên Chúa phạt cho mắc bệnh cùi (Đnl 28, 21.27.35). Vì phạm tội mà bị bệnh phong cùi, nên cần được Chúa tha tội, Chúa làm cho sạch tội.

Đọc tiếp

Chúa Nhật V TN Năm B

Qua đau khổ, ông Gióp đã có những câu nói chứa đầy niềm tin: “Thân trần truồng sinh từ lòng mẹ, tôi cũng trở về đó trần truồng. Đức Chúa đã ban cho, Đức Chúa lấy đi, xin chúc tụng danh Đức Chúa” (G 1,20-21). Ông còn nói : Chúng ta đón nhận điều lành từ Thiên Chúa, còn điều dữ lại không đón nhận sao?’” (2,7-10).

Bài Tin Mừng nói đến một ngày hoạt động vất vả của Chúa Giê-su: sáng tới nhà ông Phê-rô chữa bệnh sốt rét cho mẹ vợ ông. Chiều đến chữa nhiều kẻ ốm đau, trừ nhiều quỉ. Sáng sớm thức dậy đi vào nơi hoang vắng cầu nguyện cũng bị đi tìm. Nhìn Chúa vất vả mới thấy lòng Chúa thương con người.

Qua cuộc đời của ông Gióp, của Chúa Giê-su, của thánh Phao-lô, và của các cha giảng đạo ở Việt Nam: đau khổ, vất vả, thử thách sẽ trở thành hoa quả của niềm vui. Thánh Gia-cô-bê cũng viết : “Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết : Đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn” (Gc 1,2-3), (8-2-2015).

Đọc tiếp

Chúa Nhật III TN Năm B

Bài Tin Mừng:  Chúa nhật tuần trước, thánh Gioan kể cho chúng ta nghe câu chuyện Chúa Giêsu gọi năm môn đệ đầu tiên. Bài Tin Mừng Chúa nhật hôm nay thánh Máccô cũng thuật lại câu chuyện Chúa Giêsu gọi bốn môn đệ đầu tiên. Nhưng hai ngài kể khác nhau:

Tại sao có sự khác nhau như thế ? Chính sự khác nhau như vậy cho thấy các tác giả sách Tin Mừng nhớ các việc Chúa Giêsu làm không theo trí nhớ của một sử gia hay một nhà khoa học, mà theo trí nhớ của một người sống đức tin. Các ngài kể lại, viết lại với tư cách một người tín hữu, một người tin theo Chúa.

Còn thánh Máccô nhìn ơn gọi là một sự chọn lựa, một sự từ bỏ, từ bỏ nghề nghiệp, từ bỏ gia đình. Các ngài đổi nghề, từ nghề bắt cá sang bắt người. Không chỉ bắt người Do Thái, mà bắt cả người ngoại. Cho nên thánh Máccô kể Chúa gọi các ông ở Galilê, miền Bắc, là miền của dân ngoại. Đối với người Do Thái, dân ngoại là kẻ thù, là những người bị Thiên Chúa  ghét và ghê tởm.

Đọc tiếp

Chúa Nhật II TN Năm B

Bài tin mừng thánh lễ hôm nay cho biết : nhờ sự chỉ dẫn, giới thiệu, đời sống gương mẫu của người có đạo, người ta biết Chúa và đi theo Chúa.

Nhờ thánh Gio-an Tẩy Giả, thánh An-rê biết Chúa Giê-su. Phúc Âm kể : “Khi Đức Giê-su đi ngang qua, ông Gio-an chăm chú nhìn và nói :’Đây là Chiên Thiên Chúa. Môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su” (Ga 1,36-37).

Thánh An-rê gặp được Chúa thì giới thiệu cho thánh Phê-rô, em mình. Phúc Âm kể : “Ông An-rê gặp em mình là ông Si-mon và nói : ‘Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a’. Rồi ông dẫn em mình đến với Đức Giê-su” (Ga 1,41-42).

Đọc tiếp