Chúa Nhật XVII TN – Năm C

Thử nín thở một lần, điều gì xảy ra? Những người bị mắc co-vid 19 đã có kinh nghiệm này, cần thở biết bao, vì hơi thở là sự sống. Thánh Piô Năm Dấu Thánh khẳng định: “Cầu nguyện là dưỡng khí của linh hồn chúng ta.” Vì thế, thánh Phaolô khuyên nhủ: “Hãy cầu nguyện không ngừng” (1Th 5,17), nghĩa là không thể là Ki-tô hữu mà không cầu nguyện. Nhưng cầu nguyện thế nào cho đúng? Cách đây hơn 2.000 năm, các môn đệ sau khi thấy Chúa Giê-su cầu nguyện, nên muốn học theo cách cầu nguyện của Chúa và họ đã đến xin Chúa: “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện.”

Đọc tiếp

Mình Và Máu Thánh Chúa Ki-tô – Chúa Nhật XII

Thánh lễ chúng ta dâng được gọi là “cử hành Thánh Thể” hay Hy tế tạ ơn (Eucharistie). Trung tâm của Phụng vụ Thánh lễ là việc Chúa thiết lập Bí tích Thánh Thể. Những lời của Chúa Giêsu được linh mục chủ tế lặp lại cách khoan thai, rõ ràng và trân trọng: “Tất cả các con hãy nhận lấy mà ăn, vì này là mình Thầy… Tất cả các con hãy nhận lấy mà uống, vì này là chén máu Thầy”. Trong ngôn ngữ bình dân, những lời này được gọi là “lời truyền phép”. Bởi lẽ, sau khi linh mục chủ tế đọc những lời này, thì bánh trở nên Mình Thánh Chúa Giêsu và rượu trở nên Máu Thánh Người. Thánh lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu được Đức Thánh Cha Urbano IV thiết lập từ năm 1264, một năm sau khi phép lạ Thánh Thể xảy ra tại Tiệp Khắc vào năm 1263.

Đọc tiếp

Chúa Nhật V Phục Sinh – Năm C

Khi bầu khí sôi động của ngày lễ Phục sinh và tuần Bát nhật đã lắng xuống, Giáo Hội mời gọi chúng ta lắng đọng tâm hồn để suy niệm lời giáo huấn của Chúa Giêsu, đồng thời cảm nhận Đấng Phục sinh đang hiện diện và tiếp tục giáo huấn chúng ta, để chuyên cần thực thi những lời dạy ấy. Bài Tin Mừng hôm nay nhấn mạnh đến hai chữ “yêu thương”.

Yêu thương đã là một trong những điểm nhấn quan trọng trong giáo huấn của Cựu ước. Yêu thương là cốt lõi trong lời dạy của Chúa Giêsu, đến nỗi Chúa gọi đó là giới răn mới, và là giới răn của Người. Yêu thương không phải một mệnh lệnh. Vì tình yêu không bao giờ cưỡng ép và bó buộc, nếu không chẳng còn phải là tình yêu. Tình yêu luôn là tự nguyện, là sự gắn bó thật lòng, chứ không phải giả tạo hay nhẫn nhịn.

Đọc tiếp

Chúa Nhật IV Phục Sinh – Năm C

Bước vào Chúa nhật thứ IV Phục Sinh, chúng ta có dịp đọc lại dụ ngôn “Vị Mục Tử nhân lành”. Phụng vụ mỗi năm trình bày cho chúng ta một khía cạnh. Năm nay, với vỏn vẹn 4 câu (Ga 10, 27-30), cũng đủ làm nổi bật Chúa Giêsu là Mục Tử tốt lành, thí mạng sống mình vì đàn chiên, Người đến để cho chiên được sống dồi dào (x. Ga 10, 28); “dẫn chiên đến nguồn nước sự sống và sẽ lau hết mọi giọt lệ nơi mắt họ” (Kh 7, 17). Người qui tụ tất cả về một đàn chiên duy nhất như lời Người phán: “Ta đã đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi nên ơn cứu độ cho đến tận cùng trái đất” (Is, 49, 6). Người là Con Thiên Chúa, và cũng chính là Thiên Chúa (x. Ga 10, 30).

Chúa nhật hôm nay cũng là ngày cầu nguyện cho ơn Thiên triệu. Chúng ta vẫn có thói quen gọi những người sống bậc tu trì là “được Chúa gọi – Thiên triệu”.

Đọc tiếp

Chúa Nhật III Phục Sinh – Năm C

Khi từ cõi chết sống lại, Đức Giêsu hiện diện giữa các môn đệ với một phong thái khác. Chính các ông cũng không nhận ra Người, mặc dù trước đó các ông ở với Người, cùng ăn uống với Người. Chỉ khi trực tiếp chứng kiến mẻ cá lạ, mắt các ông mới mở ra và nhận ra Thày mình. Sự hiện diện của Đấng Phục sinh mang tính huyền nhiệm linh thiêng, không còn như trước, bởi Người đã từ cõi chết sống lại. Nếu Chúa hiện diện vô hình và huyền nhiệm, thì hiệu năng của sự hiện diện ấy lại vô cùng mãnh liệt. Thánh sử Gioan ghi rõ số cá thu được từ mẻ lưới lạ là 153 con. Theo các nhà chú giải Kinh Thánh, con số 153 là số loài cá dưới đại dương mà những nhà nghiên cứu chuyên môn thời bấy giờ thống kê được. Như thế, 153 con cá có nghĩa là tất cả các loài cá dưới đại dương. Ơn cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện qua Đức Giêsu Kitô mang tính hoàn vũ.

Đọc tiếp

Chúa Nhật 2 Phục Sinh – Lòng Chúa Thương Xót – Năm C

Tông đồ Tôma đại diện cho trường phái hoài nghi, chỉ tin vào những gì cảm nghiệm bằng giác quan và sẵn sàng thách thức những điều kiện để tin. Cuộc gặp gỡ với Đấng Phục sinh đã cho ông một kinh nghiệm: Không phải chỉ những gì động chạm được bằng chân tay hay nhìn thấy tận mắt, thì mới đáng tin. Hơn nữa, “phúc cho những ai không thấy mà có lòng tin”.

Cùng với Tôma, chúng ta hãy tôn thờ Đấng Phục sinh và tuyên xưng Đức tin: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con!” Câu tuyên xưng này cũng đồng nghĩa với lời kinh chúng ta vẫn đọc khi tôn vinh Lòng Chúa thương xót: “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác vào Chúa!”. Hãy để Đấng Phục sinh đi vào cuộc đời chúng ta, để Người thay đổi tận căn trái tim và hành động của chúng ta. Nhờ được thấm nhuần Lòng Chúa thương xót, người Kitô hữu trở nên chứng nhân của Lòng Chúa xót thương.

Đọc tiếp

Yêu Cho Đến Cùng – Suy Niệm Thứ Năm Tuần Thánh

Để nên mẫu cho phong cách sống đúng, chúng ta hãy nhìn và cư xử với những người đang sống gần chúng ta nhất bằng phong cách của Chúa Giêsu: yêu thương và khiêm tốn phục vụ. Hãy thực thi lệnh truyền của Thầy Giêsu chí thánh: “Anh em hãy rửa chân cho nhau[6]. Nghĩa là chúng ta khiêm nhường nhìn nhận nhau là anh em và phục vụ nhau trong tình bác ái chân thành, dù người khác không cùng tôn giáo, khác ý thức hệ, khác nòi giống, thậm chí họ là kẻ thù. Tất cả loài người trước mặt Chúa đều là tội nhân, ấy thế mà Chúa vẫn yêu. Hà cứ gì mà chúng ta không yêu thương nhau?

Đọc tiếp