Mùa Chờ Đợi

Mùa Vọng tức là mùa chờ đợi: Hòn Vọng Phu là hình tượng người vợ chờ chồng đến hóa thành đá, vì chồng đi chinh chiến đã không bao giờ trở về: đó là hình tượng bi thảm của chiến tranh, đó cũng là hình tượng cao đẹp về người phụ nữ Việt Nam.

Mùa Vọng mời chúng ta nhìn lên trời chờ Chúa đến. Như vậy có phải là làm ngược lại lời của “hai người áo trắng” nói với các môn đệ và sẽ “hóa đá” như người chinh phụ không?

Đọc tiếp

Đạo Hiếu: Hiện Thực Hay Truyền Thống?

Chính vì thế, vai trò của Đạo đối với chữ Hiếu là không thể phủ nhận. Chỉ có Đạo mới mong cải thiện được tình trạng sa sút của chữ Hiếu hiện nay. Tiếc thay, lắm lúc ta cứ lo chăm chút cho Đạo mà quên mất Hiếu! Trong khi, chính Hiếu mới là nền tảng cho Đạo. Có Hiếu mới có Đạo, ai không có Hiếu thì không thể có Đạo. Ở các lớp giáo lý, các em hay bị căn vặn một tuần đi lễ mấy lần, hoặc bao lâu xưng tội một lần. Ít thấy ai hỏi: “Ở nhà, em cãi lại cha mẹ mấy lần? Không vâng lời cha mẹ mấy lần? Có giúp đỡ cha mẹ không? Có quan tâm, chăm sóc cha mẹ không?”

Đọc tiếp

Sự Hiệp Thông Giữa Các Thánh Làm Cho Chúng Ta Hiệp Nhất Hơn Bao Giờ Hết

Nhờ sự hiệp thông của các thánh, chúng ta có thể thực sự cảm thấy mình có được sự đồng hành tốt lành. Điều đó mang lại cho chúng ta rất nhiều sức mạnh để hành động, rất nhiều an tâm và tin tưởng. Truyền thống của Giáo hội luôn thúc giục các tín hữu cầu khẩn các vị thánh, là những người soi dẫn họ. Nhờ sự hỗ trợ đồng hành của các thánh, nhờ sự kết hợp với Chúa, chúng ta có thể chăm sóc lẫn nhau, được nâng đỡ nhờ sự hiệp thông này giữa các thánh.

Đọc tiếp

Vấn Đề Sách Giáo Dục Ở Việt Nam: Cần Bắt Đầu Lại Từ Đâu?

Tạm bỏ qua nghi vấn về khả năng ‘gian thương giáo dục’ như nhiều người đang e ngại, điều có thể thấy rất rõ đó là sự thiếu hụt một nền tảng triết lý mang tính nhất quán của hệ thống giáo dục nhân bản của đất nước. Chúng ta dễ dàng nhận ra những tư duy ‘khôn lỏi, ma lanh’ trong các cách diễn đạt và các câu chuyện ngụ ý từ những cuốn sách giáo khoa. Có thể chính những người biên soạn cũng không cố ý như vậy, nhưng chính điều đó lại phản ánh một thứ não trạng chung mang tính ích kỷ, tranh đua đã ăn sâu vào tiềm thức/vô thức của người Việt hiện nay, đến mức ngay cả các nhà giáo dục cũng không thoát ra được mạng lưới của nó.

Đọc tiếp

Lời Chúa Trong Kinh Mân Côi

Hai mươi mầu nhiệm trong Kinh Mân Côi giống như tựa đề của hai mươi bức “tranh thánh” diễn tả từng mầu nhiệm trong các sách Tin Mừng và tín lý của Hội Thánh, xướng lên để chúng ta tự hình dung theo Tin Mừng, chiêm ngắm trong khi nhẩm đi nhẩm lại những lời kinh rút ra từ sách Tin Mừng và phụng vụ, cũng là những lời gợi lên khởi đầu (Sứ Thần truyền tin) và kết quả của ơn cứu độ trong Đức Giê-su, là chúng ta được gọi Thiên Chúa là Cha, và được trực tiếp thân thưa với Cha chúng ta ở trên trời, ngợi khen và giãi bày những tâm tình và những nhu cầu của chúng ta trong đời sống làm người và làm con Thiên Chúa,

Đọc tiếp

Đức Mến Luôn Tin Tưởng Và Hy Vọng (1cr 13, 8)

Thánh Nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu, đóa hồng tinh khôi tươi thắm một tình yêu son sắt và ngát hương trung trinh vẹn toàn. Suốt cả một đời, Thánh Nữ đã tuyệt đối trung thành với lý tưởng “trở nên tình yêu giữa lòng Hội Thánh.” Giữa bao bất ổn của thời đại hôm nay, chúng ta như tìm được sự khích lệ quý báu từ mẫu gương sống của Thánh Nữ Têrêsa. Để vượt qua gian lao nghịch cảnh, chúng ta không trốn chạy nhưng đối diện với chúng bằng đức mến nồng nàn đáng thuộc về một mình Thiên Chúa và lòng bác ái chân thực dành cho anh chị em xung quanh, vì chưng “đức mến thì tin tưởng tất cả, hy vọng tất cả và sẽ tồn tại đến muôn đời” (x. 1Cr 13, 8).

Đọc tiếp

Lễ Đức Mẹ Sầu Bi

Tước hiệu “Đức Mẹ Sầu Bi” tập trung vào các nỗi thống khổ của Đức Maria trong cuộc khổ nạn và cái chết của Chúa Kitô, luôn luôn kết hợp Đức Mẹ với Người Con đau khổ của Mẹ. Lễ này được cử hành như kết thúc tuần bát nhật mừng sinh nhật Đức Mẹ mùng 8 tháng 9. Như thế, ít nhất kể từ thế kỷ thứ mười hai, người Công giáo đã nhận ra bảy sự kiện trong cuộc đời của Đức Maria đã gây ra nỗi đau buồn lớn cho Mẹ. Đó là lý do tại sao hình ảnh Đức Mẹ Maria với tư cách là Đức Mẹ Sầu Bi thường cho thấy Mẹ với bảy thanh gươm xuyên thủng Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ. Đôi khi Mẹ cũng được biểu trưng bằng một trái tim có cánh bị đâm bằng bảy thanh kiếm. Những thanh kiếm tượng trưng cho những nỗi đau buồn của Mẹ.

Đọc tiếp