Mình Và Máu Thánh Chúa Ki-tô – Chúa Nhật XII


CN 12 NĂM C

LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ

19-6-2022

CHÂU THÁNH THỂ

Giáo xứ Gia Phước

GIÁO HUẤN 30

NGƯỜI TRẺ VỚI NHỮNG GỐ RỄ

Mạo hiểm cùng nhau (tt)

Các gốc rễ không phải là những mỏ neo trói chặt chúng ta vào thời quá khứ, ngăn cản không cho ta đối diện với hiện tại  và sáng tạo điều gì đó mới mẻ. Theo vào đó; chúng là một điểm ổn điểm ổn dịnh, tư đó chúng ta có thể lớn lên và đương đầu với những thách đố mới. Không có gì tốt viêc ‘chỉ ngồi đó mà hoài niệm khát mong về những thời đà qua, chúng ta phải đón nhận nền văn hóa của chúng ta với tinh thần hiện thực và với tình yêu, và lấp đầy nó với Tin Mừng. Ngày nay chúng ta được sai rao giảng Tin Mừng  của Đức Giê-su cho một thời đại  mới. Chúng ta cần yêu mến thời đại này với tất cả những cơ hội và những rủi ro của nó,với những niềm vui nỗi buồn, những giàu có và những giới hạn, những thành công và những thất bại của nó (Tông huấn Đức Ki-tô hằng sống, số 200).

—————-

CN 12 NĂM C

LỄ MÌNH MÁU CHÚA KITÔ

(St 14,18-20; 1Cr 11,23-26; Lc 9,11b-17)

Minh Thánh

Lễ MT ở Kẻ Đông bí mật họp dâng, lính đến vây bắt. Nhờ bà Catarina, mẹ quan đạo đức, nói với quan, quan tha (Nguyễn Hồng, Lịch Sử Truyền Giáo Ở VN, tập I, trang 213).

Hỏi cha Du

-Khi làm yến tiệc ở nhà thờ, bay làm những sự quái gở lắm phải không ?

-Không, chẳng hề có điều gì quái gở.

Vậy tại sao có thứ bánh làm bùa mê thuốc lú, để phát cho những đứa xưng tội và làm chúng mê đạo đến thế ? (Bùi Đức Sinh, Giáo Hội Công Giáo Ở VN, t.II, tr.64).

Cha Phước bị hỏi :

-Thầy có biết làm thuốc mê dụ dỗ lóng người theo đạo không ?

-Tôi chỉ biết có một việc giảng đạo (BĐS, sđd, t.II,tr.60)

Chiếu chỉ ngày 25-1-1836 (Tội ác của đạo Datô) : Các thừa sai dùng một thứ bánh để mê hoặc dân chúng giữ đạo tới cùng. Người Công giáo móc mắt người gần chết trộn với nhang để làm thuốc trị bệnh. Trong lễ nghi hôn nhân, có những hành dộng ám muội (BĐS,Sđd, t.II,tr.68).

Thánh lm Giuse Đỗ Quang Hiển là một cha xứ của một giáo xứ lớn. Cha hết lòng lo lắng cho con chiên bổn đạo, nhất là cổ động cho mọi người yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể và siêng năng lần hạt mân côi sáng tối (Nguyễn Đức Việt Châu, Hạnh Tích Các Thánh Tử Đạo VN, tr.119)

Sáng sớm hôm sau anh Anrê Trần Văn Trông tới địa điểm gặp cha Ngôn để lãnh nhận Mình Thánh Chúa. Cha Ngôn cầu nguyện : Ước gì Mình Thánh Chúa Kitô gìn giữ con đến cuộc sống muôn đời”. Thánh Trông thưa : “Amen”, rồi lãnh nhận Mình Thánh Chúa (NĐVC, sđd, tr.501)

Cha Triệu giả làm thường dân đem Mình Thánh Chúa đến nhà tù, thày Phêrô Trương Văn Đường viết thư cho cha Marette : “Hôm nay là ngày trọng đại, chúng con được rước Mình Thánh Chúa. Xin tạ ơn Chúa đã viếng thăm và làm vơi nhẹ những xiềng xích của chúng con…Cửa thiên đàng đã mở sẵn, nghĩ đến hạnh phúc đang chờ đợi, chúng con chẳng còn ước ao sự gì ở thế gian này nữa” (BĐS,sđd, II,148).

Lễ Các Thánh năm 1839, linh mục Trân đem Mình Thánh Chúa vào ngục. Vừa thấy người, cha Dũng Lạc ra chào đón : “Kính chào bác, tôi đợi bác đã lâu, vì hết lương thực rồi”. Sau đó cha cung kính rước Chúa và trao Mình Thánh cho cha già Thi. Ngày 21-12 lần thứ hai cha Trân đem Mình Thánh Chúa đén, lần này cha Thi đã nằm liệt. Chính hôm đó là ngày cuối cùng cuộc đời dương thế của hai cha, bản án vua châu phê đã về tới nơi (BĐS, sđd, II,174).

Cha Lê Bảo Tịnh vào nhà tù giải tội và đem Mình Thánh Chúa. Cha Bonard Hương nói : “Đã lâu chưa bao giờ tôi vui đến thế này được mang trong mình Vua Các Thiên Thần” (BĐS,sđd, I,309).

Giáo hữu Lê Văn Giáp vào nhà tù đưa Mình Thánh cho thày Vân. Thày được an ủi (BĐS,sđd, II,323).

Đc Xuyên cầu nguyện lâu giờ trước Thánh Thể (BĐS,sđd, II,366).

Trong nhà giam, thánh Phaolo Tống Viết Bường thường khuyên các đồng bạn (6 đồng bạn) hãy tỏ ra dũng cảm làm chứng cho Tin Mừng, cậy trông vào Đức Mẹ, nâng đỡ phù trì bền vững đến cùng. Mỗi ngày ông Phaolô cầu nguyện, suy gẫm và đọc kinh Mân Côi, mỗi tháng có linh mục cải trang vào thăm. Ông xưng tội và rước Mình Thánh Chúa. Hai linh mục An và Vững thay phiên nhau vào khích lệ ông. Thừa sai Jaccard Phan cũng gửi thư an ủi động viên ông. Một lần ông sáng tác được bài thơ gửi cha An, biểu lộ lòng trung kiên sắt đá, coi mọi đau khổ là niềm vui trong Chúa (BĐS,sđd, II,tr.46).

Anrê Trông và người chèo đò đến một bến đò ở sông Hương vào giữa trưa. Anh bước qua thuyền cha Ngôn, anh quì  xưng tội. Sáng hôm sau anh rước Mình Thánh Chúa (BĐS,sđd, II.tr.55).

Lễ Mình Thánh ngày 20-6-1669, lễ mở tay cha Huệ (NH,II,138)

Ba bài đọc thánh lễ hôm nay đều nói đến phép Mình Máu thánh Chúa.

Bài đọc 1 (St 14,18-20): Sách Cựu Ước năm 2010 của nhóm CGKPV viết : “St 14,18-20 về ông Men-ki-xê-dê đột ngột cách ngang câu chuyện giữa vua Xơ-đôm và ông Áp-ram (14,17.21-24). Như thế có thể coi đoạn này được ghép vào một trình thuật đã có, để cắt nghĩa nguồn gốc và quyền lợi của hàng tư tế của Ít-ra-en sau này – Ông Men-ki-xe-đê vừa là vua, vừa là tư tế (14,18), như các vua phương đông thời xưa. Tên của ông bằng tiếng Híp-ri có nghĩa là thần, là ‘vua của tôi’ hoặc ‘vua của tôi là sự công chính’. Ông là vua Sa-lem. Sa-lem chỉ Giê-ru-sa-lem theo truyền thống Do Thái (Tv 76,3), chứ không chỉ Salem ở gần thành Si-khem thời xưa (33,18). Và cũng không chỉ Sa-lim gần Ê-nôm (Gả 8,23). Ở St 14, ông xuất hiện với tư cách là tư tế : mang bánh rượu ra, chúc phúc cho ông Áp-ram, nhận 1/10 từ chiến lợi phẩm (có lẽ đây là nguồn gốc thuế thập phân mà con cháu tổ phụ Áp-ra-ham sẽ trả cho hàng tư tế sau này) (trang 92-93).

BTM (Lc 9,11b-17): Sách KT ấn bản 2011 của nhóm CGKPV viết về phép lạ bánh như sau : “Luca ghi một lần bánh được hóa nhiều (như Gio-an) trong khi Mt và Mc ghi lại 2 lần. Có thể Lc bỏ hay không biết có đoạn Mc 6,45 tt, hoặc có lẽ đúng hơn Lc tránh sự trùng lắp của Mt và Mc. Quả vậy, đúng như hai bài trình thuật là hai truyền thống song song ghi lại cũng một biến cố : một truyền thống xuất phát từ giới Pa-lét-tin (phép lạ xảy ra ở bên bờ phía tây trong Mt 14, với 12 thúng  tượng trưng cho 12 chi tộc Ít-ra-en; một truyền thống xuất phát từ giới Ki-tô giáo gốc ngoại (phép lạ xảy ra bên bờ phía đông trong Mc 8, với 7 gió tượng trưng cho 7 dân tộc Ca-na-an ngoại giáo trước thời chiếm cứ lãnh thổ). Nhưng tổng cộng có tới 6 bài trình thuật tương tự trong 4 sách Tin Mừng; điều này cho thấy tầm quan trọng của phép lạ đối với các cộng đòan sơ khai, đặc biệt trong các buổi hội họp bẻ bánh. Ngoài ra còn có ý nghĩa bữa tiệc trong vương quốc Đấng Mê-xi-a (x.Mc 6,34…) (tr 2291).

Bài đọc 2 (1Cr 11,23-26): Sách Kinh Thánh Cho Mọi Người viết : “11,17 thánh Phao-lô chuyển sang đề tài bữa tiệc Thánh Thể, trọng tâm bữa họp mặt Ki-tô hữu. Ban văn này được viết quãng năm 55 và có lẽ là lời chứng cổ nhất về ‘Bữa tiệc của Chúa’. Cộng đoàn họp mặt, và sau bữa ăn trong đó có hát các Thánh vịnh, vị chủ tọa xướng kinh Tạ ơn, nhắc lại bữa tiệc cuối cùng của Chúa Giê-su và lặp lại những lời Chúa truyền phép trên bánh và rượu. Sau đó mọi người hiệp thông: ăn cùng một bánh và uống chung một chén.

Ở 10,16-17 thánh Phao-lô đã nói đến hai khía cạnh của Bữa tiệc của Chúa:

Cùng dự phần vào Thân Thể và Máu Chúa Ki-tô

-Thắt chặt mối dây bác ái giữa chúng ta: chúng ta chỉ là một thân thể.

Trong đoạn này, thánh Phao-lô vạch ra những lỗi lầm của người Cô-rin-tô về hai điếm ấy:

Mỗi người lo ăn bữa tiệc riêng của mình trước (c.21), để khỏi phải chia sẻ với những người nghèo hơn, hoặc để tránh ngồi chung với một vài người nào đó. Có thể hình dung người ta tự động chia nhóm, đi chiếm những phòng khác nhau dưới cùng một mái nhà: trong thực tế, ai nấy vẫn ngồi lại với những người cùng một giới với mình. Có thể người giầu ở trong một phòng có bàn ăn thịnh soạn hơn, còn người nghèo thì ơ ngoài sân.

Người lại say, và vì thế không ở trong tâm trạng thích hợp để rước Mình Thánh Chúa.

Không phân biệt được Thân Thể Chúa (c.29). Từ Thân Thể ở đây có 2 nghĩa, do đó có 2 tội :

*không phân biệt bánh Thánh Thể với bánh thường, vì thế không lãnh nhận với sự cung kính cần phải có.

*không nhận ra Thân Thể Chúa Ki-tô là cộng đoàn tín hữu (12,12), vì thế không kể gì đến anh chị em mình trong buổi lễ cử hành Thánh Thể.

Bí tích Thánh Thể là trung tâm đích thực của đời sống Hội Thánh, mà Hội Thánh trước hết là hiệp thông. Hội Thánh không chỉ là một phương tiện để loan báo Tin Mừng, mà còn là nơi chúng ta có thể cảm nghiệm được tình hợp nhất liên kết chúng ta với Chúa Ki-tô và với nhau (trang 1985).

Cầu nguyện

Lạy Chúa Giê-su,

Chúa đã trối lại cho chúng con

bí tích Mình và Máu Thánh Chúa

Chúa đã chịu khổ hình và sống lại vinh quang

Xin cho chúng con

biết một niềm sùng kính mến yêu bí tích kỳ diệu này

Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha

hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời.

Linh mục Giuse Nguyễn Trung Thành